11/01/2025

Cả nước có gần 50.000 ca sốt xuất huyết

Số người mắc sốt xuất huyết (SXH) ở TP.HCM đang cao nhất nước. Những nơi có tốc độ đô thị hoá cao là nơi SXH tăng nhiều. Do vậy, đòi hỏi chính quyền phải có chiến dịch diệt lăng quăng.

 

Cả nước có gần 50.000 ca sốt xuất huyết

Số người mắc sốt xuất huyết (SXH) ở TP.HCM đang cao nhất nước. Những nơi có tốc độ đô thị hoá cao là nơi SXH tăng nhiều. Do vậy, đòi hỏi chính quyền phải có chiến dịch diệt lăng quăng.

 

 

 

Cả nước có gần 50.000 ca sốt xuất huyết
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long (mặc áo choàng của bệnh viện) đang hỏi thăm người bệnh mắc bệnh sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP.HCM – Ảnh: THUỲ DƯƠNG

Trước tình hình bệnh SXH tăng tại nhiều tỉnh thành, ngày 20-7, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị Tăng cường công tác phòng chống SXH các tỉnh trọng điểm tại Viện Pasteur TP.HCM.

Gia tăng hằng tuần

PGS.TS Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 49.209 trường hợp mắc SXH, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

TP.HCM đứng đầu cả nước với số ca mắc SXH nhập viện cao nhất: 9.536 ca. Hiện đang trong thời điểm mùa dịch, số ca mắc SXH có xu hướng gia tăng hằng tuần. Trong khi đó, sự phối hợp của người dân trong phòng chống dịch bệnh chưa cao.

 

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Phan Trọng Lân – Viện Pasteur TP.HCM – cho biết TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương là 3 tỉnh thành có số ca mắc SXH cao nhất ở khu vực phía Nam, chiếm gần 50% tổng số ca các tỉnh phía Nam. Do vậy, chỉ cần kiểm soát để giảm số ca mắc của 3 tỉnh thành này sẽ giảm số ca mắc của các tỉnh trong khu vực.

Số người lớn mắc bệnh tăng

Theo PGS Phan Trọng Lân, hiện nay SXH tăng chủ yếu ở những nơi có giao lưu đi lại nhiều, những nơi đô thị hoá, công nghiệp phát triển.

Số người lớn mắc bệnh SXH tăng dần qua các năm.

Cụ thể, năm 1999 số người lớn mắc bệnh SXH chiếm 18% trên tổng số ca mắc thì đến nay đã lên đến 47%. SXH ở người lớn tăng cao hơn trẻ em do di chuyển nhiều, đến những nơi dịch đang lưu hành.

Ở TP.HCM, nơi giao lưu đi lại nhiều, có đến 65% số ca mắc SXH là người lớn. PGS Phan Trọng Lân cho rằng muốn phòng chống SXH thì giải pháp gốc là phải diệt lăng quăng.

Dịch còn căng thẳng đến tháng 9-2017

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định trong những tháng cuối năm, tình hình dịch sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong các tháng 7, 8, 9. Một vấn đề đặt ra: các địa phương đều báo cáo cố gắng nhưng tại sao vẫn để các con số mắc gia tăng?

Ông Long cho rằng chính quyền địa phương nhiều nơi chưa có chỉ đạo, hoặc có chỉ đạo nhưng chưa sát sao. Ông đề nghị trong thời gian tới các địa phương cần tập trung quyết liệt trong công tác phòng chống SXH. Hội đồng nhân dân và chính quyền địa phương ở các tỉnh, huyện, xã phải có biện pháp phòng chống và cần phải tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy…

Thứ trưởng cho rằng việc huy động ban ngành, tổ chức, đoàn thể cùng toàn thể người thân tham gia rất quan trọng vì sẽ quyết định được việc phòng chống bệnh SXH có thành công hay không, chứ một mình ngành y tế không thể làm được.

Ông Long cũng đề nghị các địa phương tăng cường giám sát những trường hợp nghi ngờ để xử lý ổ dịch sớm. Ngoài ra, cần truyền thông để người dân tăng cường diệt lăng quăng, khi sốt đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị.

Không cho muỗi có chỗ đẻ trứng

“Không có muỗi, không có lăng quăng thì không có SXH”- BS Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhắc lại câu khẩu hiệu này.

Theo ông, đây là việc dễ làm. Nên thay nước bình hoa hằng ngày, chú ý diệt lăng quăng bằng thu dọn phế thải là chai, bình, vỏ xe chứa nước đọng, nếu không thì hai ngày là đủ thời gian để muỗi đẻ trứng và bắt đầu vòng đời mới.

THUỲ DƯƠNG