12/01/2025

Bức không ảnh sân bay Biên Hoà 10 năm lên tiếng

Hố chôn các liệt sĩ ở sân bay Biên Hoà được giải mã từ một bức ảnh treo trên mạng ở địa chỉ www.panoramio.com, nằm im lìm trong suốt 10 năm trời nhưng không ai để ý.

 

Bức không ảnh sân bay Biên Hoà 10 năm lên tiếng

Hố chôn các liệt sĩ ở sân bay Biên Hoà được giải mã từ một bức ảnh treo trên mạng ở địa chỉ www.panoramio.com, nằm im lìm trong suốt 10 năm trời nhưng không ai để ý. 

 

 

 

Bức không ảnh sân bay Biên Hòa 10 năm lên tiếng

Bức không ảnh về các hố chôn liệt sĩ ở sân bay Biên Hoà năm 1968 được KTS Nguyễn Xuân Thắng treo trên mạng www.panoramio.com suốt 10 năm. Vị trí khoanh tròn là hố chôn tập thể

Cho đến một ngày, một người chơi ảnh tên Nguyễn Xuân Thắng ở TP.HCM chú ý đến nó.

Từ bức ảnh đó và những kết nối tình người xuyên biên giới, hố chôn các liệt sĩ trong trận đánh sân bay Biên Hoà cách đây 49 năm đã được tìm thấy.

Để rồi hôm nay, thân nhân các anh và đồng đội trên cả nước tề tựu về, đưa các anh về đất mẹ.

Từ lời bình luận 
trên một bức ảnh

Nói đến cuộc tìm kiếm liệt sĩ ở sân bay Biên H, đại tá Mai Xuân Chiến – phó chính uỷ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai – cho biết các liệt sĩ ở hố chôn vừa tìm thấy trong sân bay là lớn nhất từ trước đến nay.

Khi đó, quân lực Việt Nam cộng h giội bom, pháo kích, dùng xe tăng bao vây nên rất nhiều chiến sĩ đã hi sinh. Lực lượng tổn thất nhiều, bộ đội rút đi nên việc chôn cất do phía quân lực Việt Nam cộng hòa thực hiện.

Về sau, không ai biết được chính xác vị trí hố chôn liệt sĩ trong sân bay rộng lớn.

Xác định các liệt sĩ còn nằm trong sân bay nhưng không biết ở vị trí nào khiến ai cũng đau đáu. Nhân chứng lớn tuổi, địa hình thay đổi càng khiến nhiều người day dứt. Chính lúc này thì điều bất ngờ đã xảy ra.

Đại tá Chiến cho hay: tháng 10-2016, đại tá Trần Khương – chính uỷ sư đoàn 302 – đã gọi cho ông, đề nghị gọi ngay cho một người tên Nguyễn Xuân Thắng – một kiến trúc sư ở TP.HCM – là người có manh mối về hố chôn ở sân bay Biên H.

Bức không ảnh sân bay Biên Hòa 10 năm lên tiếng
“Bức ảnh này đã treo ở đó từ 10 năm rồi, ít ai để ý. Khi phát hiện ra nó, tôi nghĩ về một người cậu đã hi sinh chưa tìm thấy hài cốt. Tôi đã liên lạc với anh Chế Trung Hiếu. Và điều kỳ diệu đã mở ra…

KTS Nguyễn Xuân Thắng

Khi đại tá Chiến tìm gặp, kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng cho biết 10 năm trước ông mê chơi ảnh địa lý nên vào trang mạng www.panoramio.com để chia sẻ những hình ảnh yêu thích. Ông tìm thấy một bức ảnh – có lẽ của lính Mỹ – chụp sân bay Biên H và ông treo trên mạng này.

Suốt 10 năm, bức ảnh nằm im lìm. Bất ngờ, ngày 3-10-2016, một người Mỹ tên Bob Connor bình luận cho bức ảnh. Ông Thắng ngạc nhiên: bức ảnh nằm đó 10 năm, nay có một người vào bình luận, có điều gì ở đây?

Ông nhờ ông Chế Trung Hiếu – một cựu chiến binh đang ở Hải Phòng, cùng yêu thích ảnh – dịch lời bình luận. Câu chuyện hé ra…

Hóa ra Bob Connor từng là thượng sĩ Mỹ, làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Biên Hòa. Câu ông viết cho bức ảnh là: “Nếu bạn nhìn lên con đường ở bản đồ sân bay này, rồi quẹo phải – nơi đó có lô cốt, gọi là Hill 10 (đồi 10), nơi đây đã xảy ra một trận chiến đấu dữ dội ngày 31-1-1968. (…)

Trận đánh xảy ra tại đồi 10. Đối phương đã để lại 153 xác chết và hai ngày sau thì phải chôn họ ở đường băng. Bây giờ nghĩ lại sau 50 năm tôi vẫn còn ớn lạnh…”.

Ông Hiếu sau đó gửi email cho Bob, đề nghị hãy đánh dấu vị trí chôn “để chúng tôi tìm”. Chỉ vài phút sau, ông Bob Connor hỏi lại, qua email: “Khi nghe tin này tôi thật sự ngạc nhiên. Tưởng đâu các ông làm xong việc này lâu rồi còn gì? Chúng ta có lỗi với các gia đình có người thân mất tích…”.

Sau đó, vị cựu binh Mỹ khoanh màu bức không ảnh chụp sân bay Biên Hoà năm 1968 gửi lại cho ông Hiếu với lời chú thích “ngôi mộ ở cuối đường băng có màu cỏ úa”. Tuy nhiên, Bob nói vị trí đào hố chôn thì biết nhưng trong ngày 2 và 3-1-1968, khi chôn các chiến sĩ phía Việt Nam ông không có mặt.

Nhưng, có một người có mặt: đại uý Martin E. Strones (sau mang lon đại tá, làm việc trong bộ máy quốc phòng Mỹ), từng là chỉ huy bay ở sân bay Biên H.

Bức thư của vị 
phó chính uỷ

Bức không ảnh sân bay Biên Hòa 10 năm lên tiếng
Ông Chế Trung Hiếu, người cùng KTS Nguyễn Xuân Thắng tìm ra manh mối về khu mộ liệt sĩ ở sân bay Biên Hoà- Ảnh: H.M

Trong một tuần, ông Chế Trung Hiếu và ông Bob Connor đã có hơn 20 cuộc trao đổi qua email, làm cặn kẽ hơn những thông tin về hố chôn ở sân bay. Ông Hiếu bàn với ông Thắng “gọi ngay cho ai quen ở Biên H, nói về các dữ liệu đã thu thập được từ cựu binh Mỹ về vị trí hố chôn tập thể”.

Ông Thắng lúc này sực nhớ đến một người từng quen biết trên mạng: đại tá Trần Khương – chính uỷ sư đoàn 302. Qua đại tá Trần Khương, các thông tin được chuyển đến đại tá Mai Xuân Chiến – phó chính uỷ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai.

Từ đây, các thông tin được kết nối với Ban chỉ đạo tìm kiếm, quy tập, cất bốc hài cốt liệt sĩ tỉnh Đồng Nai.

Ngày 20-10-2016, đại tá Chiến gửi thư cho cựu binh người Mỹ Bob Connor: “Thưa ngài, qua trao đổi trực tiếp với ông Chế Trung Hiếu, được biết ngài có nắm và cung cấp một số thông tin liên quan đến ngôi mộ tập thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm 1968 ở sân bay Biên H.

Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong muốn được trực tiếp trao đổi với ngài để hiểu rõ, chính xác hơn, phục vụ cho việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại ngôi mộ trên…

Rất mong ngài giúp đỡ để chúng tôi có nhiều thông tin phục vụ cho việc tìm kiếm liệt sĩ ở địa bàn miền Nam Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng…”.

Vị cựu binh Mỹ trả lời ngay và kết nối thêm với vị chỉ huy cũ của mình là đại uý Martin E. Strones, từng là chỉ huy bay ở sân bay Biên H.

“Tôi sẽ sang Việt Nam chỉ các hố chôn!”

Từ lời giới thiệu của Bob, ông Chế Trung Hiếu gửi thư cho ông Martin và đề nghị giúp xác định vị trí các hố chôn. Ông Martin trả lời ngay: “Tôi không vẽ, không chấm vào ảnh. Tôi sẽ sang Việt Nam chỉ các hố chôn!”.

Giữa tháng 3-2017, ông Martin và ông Bob bay sang Việt Nam. Qua nhiều lần định vị hố chôn, trưa 17-4-2017, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy túi nilông bọc thi thể các chiến sĩ và nhiều di vật trong một hố chôn tập thể ngay trong sân bay Biên H. Đó cũng là vị trí mà Bob đã ghi lại lời bình trên mạng.

“Tất cả đều bật khóc. Ông Martin tiếp tục nhận lời, vẽ sơ đồ tác chiến và đã chỉ thêm nhiều vị trí hố chôn liệt sĩ ở sân bay Tân Sơn Nhất, TP Biên H, Bình Phước. Những dữ liệu này đã phần nào giải tỏa trăn trở của bao người về hài cốt liệt sĩ còn nằm đâu đó, chưa tìm thấy” – đại tá Chiến xúc động.

Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng bùi ngùi: “Chúng tôi chỉ kết nối vì nghĩ rằng những liệt sĩ ấy như người thân của mình”. Chính ông cũng có một người cậu là liệt sĩ đến nay chưa tìm ra tung tích nên ông thấu hiểu…

HÀ MI