29/11/2024

Những điều cần biết về bệnh dại

Nhận biết nguồn lây, tiêm dự phòng, xử trí đúng cách khi bị vật nghi dại cắn… các động tác kết hợp sẽ giúp bạn phòng bệnh dại hiệu quả.

 

Những điều cần biết về bệnh dại

Nhận biết nguồn lây, tiêm dự phòng, xử trí đúng cách khi bị vật nghi dại cắn… các động tác kết hợp sẽ giúp bạn phòng bệnh dại hiệu quả.



Tiêm phòng trước phơi nhiễm có thể ngừa vi rút dại tấn công /// Ảnh: Shutterstock

Tiêm phòng trước phơi nhiễm có thể ngừa vi rút dại tấn côngẢNH: SHUTTERSTOCK

Tiêm phòng không thể đảm bảo 100%
Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận bé trai 3 tuổi, bị dại nghi lây từ vật nuôi trong nhà (chó, mèo), tuy nhiên vật nuôi không thấy biểu hiện dại. Đây cũng là câu hỏi mà nhiều gia đình băn khoăn: Có khi nào chó, mèo không có biểu hiện gì là mắc bệnh, nhưng vẫn trở thành nguồn lây dại sang người?
Về vấn đề này, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết thông thường thời kỳ lây truyền bệnh dại ở chó nhà là từ 3 – 7 ngày trước khi chết, và trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày trước khi có biểu hiện dại thì vi rút dại đã thải ra đến tuyến nước bọt của con vật. Vì vậy, nếu bị cắn trong giai đoạn này vẫn có thể mắc bệnh, mặc dù tại thời điểm bị cắn thấy chó vẫn bình thường.
Về câu hỏi nếu cho chó, mèo tiêm phòng dại thì có thể ngừa bệnh tuyệt đối? Các chuyên gia khẳng định là không thể. “Cho đến nay vẫn chưa có loại vắc xin nào (kể cả vắc xin cho người) đạt hiệu quả bảo vệ 100% số đối tượng được tiêm phòng. Do đó, khi bị chó, mèo cắn vẫn nên được tư vấn bởi nhân viên y tế để có xử trí phù hợp”, ông Phu cho hay.
 

Những điều cần biết về bệnh dại - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Bị chó nhà cào, mắc bệnh dại nguy kịch

Bệnh nhân bị một con chó con do nhà nuôi cào xước chân, chủ quan, không chích ngừa. Một tháng sau, bệnh nhân lên cơn dại và trong tình trạng nguy kịch.
Nhanh chóng xử trí vết thương
PGS-TS Trần Đắc Phu lưu ý, khi bị con vật nghi mắc bệnh dại cắn, cần sơ cứu rửa ngay vết thương bằng cách: xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong vòng 15 phút với nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc cồn i ốt để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Tiếp theo, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị dự phòng bệnh dại bằng huyết thanh và vắc xin dại. Nếu được xử lý tất cả các vết thương bằng huyết thanh kháng dại và tiêm vắc xin dại ngay trong ngày bị cắn sẽ cho kết quả tốt nhất.
Dấu hiệu và triệu chứng
Theo Chương trình phòng chống bệnh dại quốc gia, người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng như: đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp); sốt, mệt mỏi, đau đầu; sợ nước; sợ tiếng ồn, ánh sáng hoặc gió; tức giận, bứt rứt và trầm cảm; tăng động…
Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. Thời gian bị bệnh thường là 2 – 3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5 – 6 ngày hoặc dài hơn nếu được chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, hiện chưa có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.
Để phần nào ngừa bệnh, có thể tiêm dự phòng cho những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại do công việc hoặc nghề nghiệp như: cán bộ thú y, kiểm lâm, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề chế biến thực phẩm động vật…

 

Liên Châu