29/11/2024

Không gian văn hoá dưới vòm cầu trăm tuổi

GS-TS Hoàng Đạo Kính, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, cho biết ông không bất ngờ trước chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc đục thông 127 vòm cầu cạn đường sắt để phục vụ mục đích giao thông và văn hoá.

 

Không gian văn hoá dưới vòm cầu trăm tuổi

GS-TS Hoàng Đạo Kính, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, cho biết ông không bất ngờ trước chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc đục thông 127 vòm cầu cạn đường sắt để phục vụ mục đích giao thông và văn hoá.



Những vòm cầu đang bị bịt kínẢNH: NGỌC THẮNG

GS-TS Hoàng Đạo Kính, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, cho biết ông không bất ngờ trước chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc đục thông 127 vòm cầu cạn đường sắt để phục vụ mục đích giao thông và văn hoá, vì “ý tưởng đó đã có nhiều người nghĩ và muốn làm lâu rồi”.
“Đó là vòm kết cấu thuần tuý để làm đường tàu hỏa chạy ở trên. Sau năm 1954 bị bỏ không, rồi người ta chiếm dụng làm bẩn thì bít lại, bây giờ tháo dỡ ra để làm không gian văn h là ý tưởng hay. Dỡ ra thì kết cấu vẫn vậy”, ông Kính nói.
 



Không gian văn hóa dưới vòm cầu trăm tuổi - ảnh 1
Chỉ khi thiết lập phố đi bộ, du khách mới dễ tiếp cận các vòm cầu được biến thành cửa hàng, không gian công cộng
Không gian văn hóa dưới vòm cầu trăm tuổi - ảnh 2

KTS Hoàng Thúc Hào

Có tổng cộng 131 vòm cầu cạn do người Pháp xây dựng bằng đá hộc cách đây trên 100 năm, kéo dài từ phố Phùng Hưng tới ga Đầu Cầu. Hiện có 4 vòm đã được đục thông làm đường đi, số còn lại vẫn đang bị bít. Trên cầu vẫn có đường sắt và tàu chạy thường xuyên. Chính vì thế, sẽ có hai vấn đề nảy sinh. Một là việc đục thông có ảnh hưởng gì đến sức chịu tải của vòm cầu hay không. Hai là nếu đưa các dịch vụ vào bên trong thì có ảnh hưởng gì tới dịch vụ đó khi tàu chạy bên trên.

Về khả năng chịu lực, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hoài Đức (Sở QH-KT Hà Nội) cho biết: “Từ lúc thiết kế, người ta đã tính tải trọng, độ vĩnh cửu của vòm cầu rồi. Thời điểm đó, người ta còn tính tần suất chạy tàu nhiều hơn bây giờ. Bây giờ tàu chạy ít hơn vì giảm tải trong giờ cao điểm ban ngày, chỉ tập trung chạy vào buổi tối. Chắc chắn khi đục thông vòm cầu sẽ có thẩm tra kiểm định độ bền vững của kết cấu. Ngành giao thông sẽ phải tham gia vào, đây không chỉ là việc riêng của Hà Nội”.
Không gian văn hóa dưới vòm cầu trăm tuổi - ảnh 3

Phố Phùng Hưng năm 1936ẢNH: TL

Tạo thành một Zone 9 khác?


Mời chuyên gia Pháp tư vấn
Ông Phạm Tuấn Long, Trưởng ban Quản lý phố cổ Hà Nội, đơn vị được giao nghiên cứu thực hiện việc đục thông vòm cầu, cho biết: “Chúng tôi cố gắng tới cuối quý 3 có phương án. Chúng tôi đã mời chuyên gia tư vấn của Pháp cùng làm. Họ thuộc đơn vị đã nghiên cứu cải tạo khu vực chợ Đồng Xuân, và cũng từng tư vấn cải tạo một vòm cầu ở Paris”.

KTS Đoàn Kỳ Thanh, người sáng lập ra “khu ăn chơi” Zone 9, cũng là một không gian văn hóa thu hút đông đảo bạn trẻ Hà Nội ngày nào, cho rằng có thể làm một Zone 9 khác tại đây. Có nghĩa là dưới các vòm cầu có thể được “lấp đầy” bằng các dịch vụ như ăn uống, chụp ảnh, triển lãm, dạy nghệ thuật. Những dịch vụ đó phải có hàm lượng văn hóa cao. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới khu nghệ sĩ Montmartre nổi tiếng ở Paris. “Thực ra việc này sẽ phụ thuộc vào cách làm chứ không vào ý tưởng. Để thành công, cần có mô hình quản lý tốt và nhiều nghệ sĩ tham gia”, ông Kỳ Thanh nói.

Trước mối băn khoăn các dịch vụ nơi đây sẽ phải chịu tiếng ồn, ông Kính cho rằng: “Điều đó cũng không cần quá lo vì chủ đầu tư sẽ tự lo việc đó”. Tuy vậy, ông lưu ý thêm: “Các vòm cầu đó hơi thấp, không được cao như vòm cầu cạn ở nước ngoài”.
Còn PGS-TS Phan Phương Thảo, chuyên gia nghiên cứu địa bạ, cho biết: “Theo địa bạ 1837, khu vực phố Phùng Hưng thuộc Tân Lập Tân Kha, tức là thuộc một thôn ấp mới. Nó là ranh giới giữa phần thành Hà Nội và phần bên phố cổ”. Do đó, theo thạc sĩ Đặng Việt Long (Khoa Kiến trúc, ĐH Xây dựng Hà Nội), cần cân nhắc khi đưa mô hình Zone 9 vào dưới vòm cầu, vì trong thực tế đã có nhiều mô hình bắt chước Zone 9 nhưng không thành công. Ông cho rằng một địa điểm nằm trong không gian phố cổ như khu cầu này thì những mô hình nghệ thuật như thế là khó phù hợp. “Phố Phùng Hưng nằm trong phạm vi phố cổ, nên khi làm gì thì cần tạo không gian cho phù hợp với không gian bên phố cổ”, ông Long nói.
Khuyến khích hoạt động thương mại
KTS Vũ Hoài Đức cho biết khi làm tuyến đường này, người Pháp không chỉ tạo một liên kết giao thông lấy Hà Nội làm trung tâm của Đông Dương, mà còn phân tách các khu vực đô thị có chức năng, cấu trúc khác nhau. Phía bên Hoàng thành Thăng Long, thành cổ Hà Nội là khu thị dân, và bên phố cổ là khu phức hợp. Vì thế, theo ông Đức, sau khi đục thông các vòm cầu thì nên khuyến khích hoạt động thương mại ở đây. “Nên khuyến khích vì nó gắn với các trung tâm thương mại lớn như chợ Đồng Xuân, chợ đầu mối Long Biên – chợ cổ nhất của Hà Nội, khu vực các phố bên chợ Đồng Xuân chạy dọc từ Bờ Hồ lên chợ Đồng Xuân”, ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, việc kinh doanh cũng sẽ đan xen với văn h. Chẳng hạn, đoạn cầu giáp chợ Đồng Xuân, phố Gầm Cầu thì làm thương mại ẩm thực và kinh doanh. Đoạn dưới từ Hàng Lược về đến Phùng Hưng có thể phát triển các hoạt động thiên về cộng đồng, vì ở đó mặt cắt đường rộng hơn, có vườn hoa, vỉa hè khá rộng rãi. “Việc đan xen đó sẽ tạo nên sự thú vị”, ông Đức nhận định.
Trong khi đó, KTS Hoàng Thúc Hào, người vừa giành giải KTS ấn tượng của châu Á, lại muốn chuyển toàn bộ đường sắt ra ngoại thành để đường sắt phía trên vòm cầu trở thành phố đi bộ. “Chỉ khi thiết lập phố đi bộ, du khách mới dễ tiếp cận các vòm cầu được biến thành cửa hàng, không gian công cộng”, ông nói.
 

 

Trinh Nguyễn