Hơn 2.200 viên thuốc gây nghiện trong… phòng khám tư nhân
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn gửi Công an TP.HCM chuyển vụ việc nhà thuốc Văn Chương (71 – 73 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.11) vì liên quan đến mua bán thuốc chứa chất gây nghiện.
Hơn 2.200 viên thuốc gây nghiện trong… phòng khám tư nhân
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn gửi Công an TP.HCM chuyển vụ việc nhà thuốc Văn Chương (71 – 73 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.11) vì liên quan đến mua bán thuốc chứa chất gây nghiện.
Không rõ nguồn gốc
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ngày 30.5, Phòng Y tế Q.11 kiểm tra nhà thuốc Văn Chương và phát hiện 2.223 viên thuốc Tradolgesic (Tramadol HCl 50 mg) xuất xứ Thái Lan. Vụ việc được Phòng Y tế Q.11 chuyển cho Sở Y tế xử lý. Thanh tra Sở Y tế đã mời nhà thuốc Văn Chương do dược sĩ Nguyễn Thanh Hà phụ trách chuyên môn về dược; và Phòng khám nội tổng hợp (cùng địa chỉ) do bác sĩ Nguyễn Văn Chương phụ trách chuyên môn kỹ thuật, họp để xử lý.
Tại buổi làm việc, ông Chương trình bày ông là chủ đầu tư của nhà thuốc Văn Chương. Nhưng nhà thuốc Văn Chương không liên quan đến số thuốc nêu trên. Số thuốc Tradolgesic (Tramadol HCl 50 mg) là do ông mua qua người quen giới thiệu. Mục đích mua là để sử dụng cho bệnh nhân tại phòng khám của ông. Sau khi đoàn kiểm tra niêm phong số thuốc nêu trên, ông Chương có liên lạc với ông Tấn (người bán) yêu cầu hóa đơn thì ông Tấn trả lời không có hóa đơn chứng từ.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho rằng, do không xác định được nguồn gốc thuốc Tradolgesic (Tramadol HCl 50 mg) cung cấp đến nhà thuốc Văn Chương với số lượng lớn và có dấu hiệu liên quan đến luật Phòng, chống ma túy, vì vậy, Sở Y tế chuyển toàn bộ hồ sơ nhà thuốc Văn Chương để Công an TP.HCM tiếp tục theo dõi, điều tra và xử lý theo thẩm quyền.
Bác sĩ đăng ký chữ ký mới được kê đơn thuốc gây nghiện Dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Tramadol HCl nếu ở dạng phối hợp với chất khác thì gọi là thuốc gây nghiện dạng phối hợp, hàm lượng Tramadol HCl cho phép tối đa theo quy định của Bộ Y tế là 37,5 mg.
TIN LIÊN QUAN
Kiểm tra đột xuất phòng khám ngoài ‘lộ trình’, Bộ trưởng phát hiện nhiều sai phạm
Thiếu bác sĩ, giá ‘cắt cổ’, hồ sơ bệnh án không rõ ràng… là nhiều ‘lỗ hổng’ tại các phòng khám có yếu tố nước ngoài đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát hiện qua kiểm tra đột xuất.
Ở dạng phối hợp này, người kê đơn không cần phải đăng ký, người bán không cần đơn thuốc nhưng bán sử dụng không được quá 10 ngày.
Tuy nhiên, nếu hàm lượng Tramadol HCl từ 37,5 mg trở lên, dù ở dạng phối hợp hay đơn chất đều được xem là thuốc gây nghiện và quản lý theo quy chế thuốc gây nghiện, rất nghiêm ngặt. “Trong trường hợp người bệnh đau quá, muốn dùng thuốc gây nghiện dạng đơn chất Tramadol HCl hay thuốc gây nghiện khác thì phải vào cơ sở y tế khám, bác sĩ đã đăng ký chữ ký mới được phép kê đơn và bệnh viện xuất bán”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, những sai sót về chuyên môn do kê quá liều thì chỉ phạt hành chính tùy theo mức độ, còn những sai sót về chuyên môn làm thất thoát thuốc làm cho người khác sử dụng như ma tuý thì đó là tội hình sự.
Ông Dũng thông tin thêm, hiện nay ở VN chỉ có 5 công ty lớn là Công ty dược phẩm T.Ư 1, T.Ư 2, T.Ư 3, Yteco, Sapharco mới được nhập, phân phối thuốc gây nghiện. Mỗi tỉnh thành chỉ có một công ty được phân phối thuốc này cho nhà thuốc (có đăng ký bán thuốc gây nghiện) và cơ sở khám, chữa bệnh; không được bán qua các tầng nấc trung gian.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều trạm y tế xã bề thế nhưng vắng bệnh nhân
Chiều 1.6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ, Bộ Y tế đã làm việc với UBND TP.HCM về y tế cơ sở.
Duy Tính