Theo Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hoá, polyp là các khối u lành tính phát triển ở trong lòng đại – trực tràng và theo thời gian có thể biến thành ung thư. Nếu phát hiện những polyp như vậy cần phải loại bỏ ngay khi chúng chưa phát triển thành ung thư. Sau khi cắt polyp, mẫu bệnh phẩm được gửi đi phân tích dưới kính để xác định thuộc loại polyp gì, lành tính hay có các tế bào loạn sản ở các mức độ từ thấp đến cao gây ra nguy cơ ung thư, để các bác sĩ có chỉ định điều trị, tái khám phù hợp. Polyp ở giai đoạn lành tính mà được cắt hết chân thì tỷ lệ tái phát rất thấp.
Hà Nội là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc sớm phát hiện ung thư đại – trực tràng miễn phí cho những người trên 40 tuổi có bảo hiểm y tế. Th.S-BS Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết nhân viên y tế xã, phường sẽ phát test, hướng dẫn người làm xét nghiệm tự lấy mẫu phân tại nhà, sau đó chuyển mẫu đến trạm y tế xã, phường và tiếp tục được chuyển đến Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa – Bệnh viện Xanh Pôn làm xét nghiệm sàng lọc. Kết quả sẽ được thông báo lại cho mỗi cá nhân cùng với các thông tin tư vấn. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định tư vấn làm xét nghiệm chuyên sâu.
Theo Sở Y tế Hà Nội, 22.850 người dân Hà Nội độ tuổi từ 40 trở lên đã được xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại – trực tràng miễn phí trong các tháng đầu 2017. Qua sàng lọc đã phát hiện 1.392 trường hợp (6%) kết quả dương tính (mẫu phân xét nghiệm chứa hồng cầu vi thể, dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng); 193 bệnh nhân được nội soi tiêu hóa và tư vấn sau xét nghiệm trung tâm; 35 bệnh nhân được làm thủ thuật cắt polyp đại tràng tiền ung thư.
Cơ hội điều trị khỏi
Theo các bác sĩ, đại – trực tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Khi ung thư phát triển, nó sẽ xâm lấn từ bên trong lòng đại – trực tràng qua thành đại tràng và lan rộng ra bên ngoài qua các đường: xâm lấn các lớp của đại – trực tràng và sang các cơ quan bên cạnh; đi theo hệ bạch huyết vào các hạch bạch huyết lân cận; đi theo đường máu đến gan và các bộ phận khác.
Sa sinh dục (hay còn gọi sa các cơ quan vùng chậu) là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 41% phụ nữ trên 60 tuổi.
Theo bác sĩ Nhị Hà, các nghiên cứu cho thấy ung thư đại – trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến tại VN. “Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm các polyp từ lúc chưa phát triển thành ung thư và tiến hành cắt bỏ qua nội soi. Kể cả đã phát triển thành ung thư thì cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời”, bác sĩ Nhị Hà chia sẻ.
Giáo sư Joel Leroye, chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật tiêu hóa, là bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiêu hoá – Bệnh viện Đại học Civil (Strasbourg, Pháp), đánh giá xét nghiệm sàng lọc ung thư đại – trực tràng đang thực hiện tại Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hoá - Bệnh viện Xanh Pôn là thế hệ xét nghiệm mới nhất đang ứng dụng tại Pháp có khả năng tầm soát ung thư sớm gấp 3 lần, phát hiện polyp gấp 4 lần so với xét nghiệm trước đây. Kết quả sàng lọc giúp bác sĩ có chỉ định cắt bỏ polyp tiền ung thư, giảm số người mắc ung thư đại trực tràng một cách hiệu quả.
Thói quen ăn uống có thể khiến nguy cơ ung thư tăng cao, nhưng cũng có thể khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt. Dưới đây là những thực phẩm được cho là ‘kẻ thù’ của tế bào ung thư.
Bác sĩ Nhị Hà cho rằng việc cắt polyp qua nội soi là thủ thuật an toàn khi bác sĩ nội soi được đào tạo và có kinh nghiệm, thực hiện đúng quy trình cùng với trang thiết bị đầy đủ và chất lượng tốt. Các biến chứng sau cắt polyp rất hiếm khi xảy ra (chảy máu, thủng, nhiễm trùng, tai biến do gây mê…), đa số đều có thể xử lý được tại chỗ nhanh chóng. Tại trung tâm nói trên, kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy với hệ thống trang thiết bị thế hệ mới nhất. Quy trình chuẩn quốc tế về vệ sinh máy móc, gây mê, thực hiện thủ thuật đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.