16/11/2024

Sài Gòn, hai đầu thế kỷ

Nhà sưu tập Singapore Soh Weng Yew, tác giả Phúc Tiến và kiến trúc sư trẻ Văn Phụng Hiếu Minh cùng rong ruổi khắp nơi trong nhiều năm, lùng sục trong các thư viện trong và ngoài nước để hoàn thành được bộ sách ảnh tư liệu quý Sài Gòn, hai đầu thế kỷ.

 

Sài Gòn, hai đầu thế kỷ

Nhà sưu tập Singapore Soh Weng Yew, tác giả Phúc Tiến và kiến trúc sư trẻ Văn Phụng Hiếu Minh cùng rong ruổi khắp nơi trong nhiều năm, lùng sục trong các thư viện trong và ngoài nước để hoàn thành được bộ sách ảnh tư liệu quý Sài Gòn, hai đầu thế kỷ.




Ngã ba sông Sài Gòn xưa và nayẢNH: T.L, HIẾU MINH

Cầm trên tay cuốn sách mới toanh do nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ và Phương Nam Book ấn hành, tác giả Phúc Tiến chia sẻ: “Trước đây, tôi đã từng bắt gặp đâu đó những tấm bưu ảnh Đông Dương, Sài Gòn xưa trên sách báo song chưa bao giờ cầm tận tay nguyên bản các tấm bưu ảnh “huyền thoại” ấy. Một ngày kia, thật bất ngờ, ông bạn dạy ở Trường ĐH Quốc gia Singapore Soh Weng Yew đã trao cho tôi
30 bộ bưu ảnh mà ông phải cất công và bỏ nhiều kinh phí lắm mới sưu tầm được. Nhiều bức in cách đây ngót nghét 100 năm vẫn được gìn giữ cẩn thận càng thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó cho Sài Gòn”.
Từ sự cảm phục trước tấm lòng của một người nước ngoài yêu VN, ông Phúc Tiến may mắn gặp được kiến trúc sư Văn Phụng Hiếu Minh khi đó đang theo học ở London (Anh) giúp sức. Sau đó, cả hai cùng ông Soh Weng Yew lao vào tìm lại Sài Gòn hai đầu thế kỷ qua… ảnh. “Bước khởi đầu cũng nan giải lắm khi thiếu các tài liệu gốc để đối chiếu. Có bức hình không ghi năm, chúng tôi phải vào thư viện ở Pháp, Mỹ mới tra cứu được”, ông Phúc Tiến chia sẻ.
 

Sài Gòn, hai đầu thế kỷ - ảnh 1

Phố Rue de la Soie nay là Trần Hưng Đạo B, Q.5.ẢNH: T.L, HIẾU MINH

Giải mã nhiều “bí ẩn”
Theo tác giả Phúc Tiến, hai trong những tác phẩm cổ xưa nhất về Sài Gòn của nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 – 1879), chụp năm 1866 là bức ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Tấm thứ nhất chụp từ khu vực Khánh Hội nhìn sang cột cờ Thủ ngữ, có toà nhà lớn trong ảnh là trụ sở Công ty Wang Tai (Vương Thái). Bức ảnh thứ hai chụp sông Sài Gòn và bán đảo Thủ Thiêm năm 1866, khoảng từ đầu đại lộ Charner đến Xưởng Ba Son. Bên tay phải là bán đảo Thủ Thiêm vẫn còn là đồng quê. Hai bức ảnh hiếm có cho thấy cảng Sài Gòn vài năm sau khi người Pháp đến, lúc này chỉ có tòa nhà ông Vương Thái (thương gia người Hoa) nổi bật nhất ở cảng. Đây là những tư liệu quý giá nhất giờ được in trong cuốn sách.
Tòa nhà bảo tàng của Hội Nghiên cứu Đông Dương chụp năm 1920 sau này sử dụng làm trụ sở Công ty Petrolimex (đường Lê Duẩn hiện nay) khi cả nhóm chụp xong quay lại đã bị đập bỏ để xây dựng căn hộ cao cấp. Cũng nhờ việc khám phá này mà nhiều địa danh về Sài Gòn như ngay giữa trung tâm TP.HCM (tại giao lộ Nguyễn Huệ – Mạc Thị Bưởi, Q.1) đầu thế kỷ 20 lại là nơi chính quyền Pháp cho đặt máy chém xử trảm tội nhân, trong đó có nhiều người yêu nước. Ảnh phố Rue de la Soie những năm 1920, phố này có thể dịch là Hàng Vải hoặc Hàng Đào. Đây có thể là tên gọi dân gian để chỉ đoạn đường từ giao lộ Marins và đường Paris (từ 1955 mang tên Phùng Hưng) đến đường Triều Châu, gần nhà thờ Cha Tam, Q.5 nay là đường Trần Hưng Đạo B. Sau này người dân còn gọi là khu Chợ vải đèn 5 ngọn do trung tâm giao lộ có cột đèn 5 ngọn.
 
 
Sài Gòn, hai đầu thế kỷ - ảnh 2
Cuốn sách không những hữu ích cho các du khách trong và ngoài nước muốn biết và tìm hiểu về Sài Gòn – Chợ Lớn mà còn rất cần thiết cho nhiều thế hệ muốn tìm hiểu lịch sử, sự hình thành, phát triển của thành phố có nhiều di sản kiến trúc văn hoá đặc sắc

Sài Gòn, hai đầu thế kỷ - ảnh 3
 
TS Nguyễn Đức Hiệp

 

Hay chợ vải Soái Kình Lâm (Q.5) thực ra là thương xá Đồng Khánh nhưng vì gần đó có nhà hàng Hoa nổi tiếng tên Soái Kình Lâm (đã đóng cửa vào những năm 1978 – 1980) nên lâu ngày gọi mãi luôn thành tên…

Vì đòi hỏi tính chính xác phải đặt lên hàng đầu nên lẽ ra cuốn sách ra mắt vào năm 2015 nhưng đến tháng 7.2017 mới xuất bản dù được khởi động từ năm 2010. Nhờ sự cẩn thận này mà vài chi tiết phải tới phút 89 mới được phát hiện. “Đơn cử như bồn phun nước vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ, xem ảnh thấy ghi khánh thành năm 1954, phải tìm đọc Nam Kỳ tuần báo của nhà văn Hồ Biểu Chánh mới phát hiện khánh thành vào năm 1944. Vì vậy, khi sách ra mắt, chúng tôi rất mong sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn”, ông Phúc Tiến chia sẻ.
Nhiều kiến trúc cổ ở Sài Gòn – TP.HCM đã phải nhường chỗ cho các công trình mới. Vì vậy mà tác phẩm Sài Gòn, hai đầu thế kỷ như một sự tri ân tuyệt vời với Sài Gòn. TS Nguyễn Đức Hiệp nhận xét: “Cuốn sách không những hữu ích cho các du khách trong và ngoài nước muốn biết và tìm hiểu về Sài Gòn – Chợ Lớn mà còn rất cần thiết cho nhiều thế hệ muốn tìm hiểu lịch sử và sự hình thành, phát triển của thành phố có nhiều di sản kiến trúc văn hoá đặc sắc”.
Yêu Sài Gòn qua sách ẩm thực
Sài Gòn, hai đầu thế kỷ - ảnh 4

Bìa sách       
Tiếp nối một số tác phẩm dễ thương dành cho giới trẻ như Sài Gòn café ngọt đắng, Viết cho người tôi yêu, Mình ơi… về ăn cơm!, Yêu thương xa, yêu thương gần!…, tác giả trẻ Lưu Quang Minh lại tiếp tục chia sẻ tình yêu với Sài Gòn qua tập tản văn mới mang tên Sài Gòn quán xá thương yêu (NXB Văn học và Chibooks đồng ấn hành, ảnh), viết chung với Trần Khánh Ngân.
Qua 200 trang sách, hai tác giả trẻ dẫn dắt người đọc lang thang khắp phố phường Sài Gòn, cùng nếm thử nhiều món ngon đặc trưng. Sách được tặng kèm tập postcard về các món ăn Sài Gòn, dự kiến phát hành chính thức trong tháng 7.2017.
Đại Mỹ Lệ

 

Lê Công Sơn