29/11/2024

Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập

Từ đầu mùa mưa đến nay, nhiều khu vực dân cư, tuyến đường phía đông TP.HCM thuộc các quận Thủ Đức, 9, nơi có địa hình cao nhất thành phố đã bị ngập nặng.

 

Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập

Từ đầu mùa mưa đến nay, nhiều khu vực dân cư, tuyến đường phía đông TP.HCM thuộc các quận Thủ Đức, 9, nơi có địa hình cao nhất thành phố đã bị ngập nặng.




Nước ngập sâu tại xa lộ Hà Nội, Q.9 vào ngày 19.5 /// Ảnh: Phạm Hữu

Nước ngập sâu tại xa lộ Hà Nội, Q.9 vào ngày 19.5ẢNH: PHẠM HỮU

Hệ thống thoát nước chưa đồng bộ
Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập - ảnh 1

VIDEO: Cứ mưa to là nhiều tuyến đường ở TP.HCM lại biến thành sông
 

Lễ khánh thành dự án nâng cấp mở rộng đường Trường Thọ, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức mới được tổ chức cuối tháng 4 vừa qua có chiều dài hơn 2,2 km, ngang 20 m với hệ thống thoát nước dọc theo hai bên đường, vỉa hè, cây xanh… 

 
 
Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập - ảnh 2
Q.Thủ Đức (và một phần Q.9) và H.Củ Chi có độ cao từ 20 – 30 m (so với cao độ chuẩn quốc gia), trong khi nội thành TP.HCM cao từ 2 – 5 m, nên Q.Thủ Đức và Q.9 trước giờ không ngập. Nhưng vừa rồi mưa lại ngập nặng ở hai nơi này là điều đáng lo
Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập - ảnh 3
 
TS Phạm Sanh
 


Thế nhưng, theo phản ảnh của nhiều người dân, đường Trường Thọ trước khi mở rộng nâng cấp thì không bị ngập gần 1 km ở khoảng giữa.
Vậy mà nay mỗi khi mưa, đoạn đường này ngập lênh láng, mức ngập gần 30 cm, nước dâng lên tới mép lề, khoảng 30 phút mới rút. Chị Mã Xuân Quyên, nhà số 84 Trường Thọ, bức xúc kể lại tình trạng nhiều xe mô tô bị chết máy phải dẫn bộ do nước ngập quá sâu.
Theo giải thích của đại diện một nhà thầu thi công tuyến đường Trường Thọ, nguyên nhân ngập do còn một hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng nên không thể đặt cống thoát nước qua trước nhà này.
Không chỉ có đường Trường Thọ, từ đầu tháng 5.2017 đến nay mỗi khi xảy ra mưa cường độ lớn kéo dài 1 – 2 giờ, các tuyến đường chính như Võ Văn Ngân, Tô Ngọc Vân (Q.Thủ Đức), Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, xa lộ Hà Nội – đoạn chân cầu Rạch Chiếc (Q.9) biến thành sông, nhiều đoạn dốc nước tuôn như suối.
Theo ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND Q.9, dù ở độ cao hơn các nơi khác nhưng Q.9 có nhiều khu vực trũng thấp nên khi mưa lớn, nước dồn về vẫn gây ngập.
Ngoài ra, Q.9 hiện có hơn 140 tuyến đường chưa được đầu tư hệ thống thoát nước, 800 hẻm chưa có cống nhỏ đấu nối ra hệ thống cống lớn hoặc ra kênh, rạch. Tình trạng ngập kéo dài chính là do sự đầu tư thiếu đồng bộ này.
Đơn cử, dự án chống ngập cho đường Đỗ Xuân Hợp do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 137 tỉ đồng, hiện đã hoàn thành nhưng các cống thoát nước chưa được đầu tư theo đúng lộ giới quy hoạch nên chưa phát huy hết hiệu quả.
Riêng đoạn trước UBND P.Phước Bình, do cao độ thấp, cống đường kính nhỏ nên khi mưa lớn kết hợp triều cường, nước thoát không kịp, gây ngập nặng.
Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, thừa nhận nguyên nhân khiến nhiều khu vực phía đông TP.HCM ngập nặng do hệ thống cống thoát nước được đầu tư không đồng bộ. Tại Q.Thủ Đức, hiện việc kết nối thoát nước từ cống ra kênh rạch cũng chưa hoàn thiện.
UBND Q.Thủ Đức cũng xác nhận có hơn 130 tuyến đường chính chưa có cống thoát nước (chiếm gần 40% tuyến đường chính trên địa bàn). Còn ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước – Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, cho biết: “Đây thực ra là điểm ngập cũ, đã tồn tại từ nhiều năm nay. Hiện đang thi công dự án cải tạo rạch Cầu Ngang, khi hoàn thành sẽ hết ngập”. Một nguyên nhân nữa theo đại diện trung tâm chống ngập, đa số điểm ngập là do cống bị rác bít chặn, trung tâm sẽ huy động lực lượng vớt rác thải.
Do tình trạng xây dựng tràn lan
Để giải quyết tình trạng ngập nặng đang có chiều hướng gia tăng tại phía đông TP.HCM, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn hiến kế: “Nếu UBND các quận 9, Thủ Đức cho rằng do vốn đầu tư hạn chế thì theo tôi, nên ưu tiên đầu tư vào những con đường trũng, thấp trước. Những tuyến đường cao ráo hơn và ít ngập hơn để làm sau. Trước mắt, cần các giải pháp xử lý tình thế để giảm ngập ngay như đặt máy bơm để bơm nước ra kênh, rạch, hồ điều tiết”. 

 
 
Lượng mưa tăng 30%
Theo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ, lượng mưa ở TP.HCM trong tháng 5.2017 vượt 30% so với cùng kỳ nhiều năm trước. Riêng trận mưa ngày 22.5 gây ngập 22 tuyến đường, có nơi mưa dứt 2 giờ nhưng nước chưa rút hết.

 


KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm: “Thời gian qua khu vực phía đông như Q.9 xuất hiện quá nhiều dự án bất động sản. Theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng như đường nội bộ, cống thoát nước… thì mới được bán nhà, bán đất nền.
Thế nhưng do khâu quản lý không chặt chẽ, nên nhiều chủ dự án chỉ làm đường, làm cống qua loa rồi làm nhà để bán thu tiền. Làm đường mà chưa có cống nên chắc chắn gây ngập. Ngay cả có cống nhưng nếu không có chiến lược thoát nước thì cũng không hết ngập”.
Nhìn rộng ra vấn đề bế tắc chống ngập của TP.HCM, theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, do không có ai chịu trách nhiệm chính, giống như “nhạc trưởng” để quyết định chọn dự án chống ngập nào ưu tiên làm trước, dự án nào làm sau.
Còn TS Phạm Sanh, chuyên gia đô thị, phân tích: “Q.Thủ Đức (và một phần Q.9) và H.Củ Chi có độ cao từ 20 – 30 m (so với cao độ chuẩn quốc gia), trong khi nội thành TP.HCM cao từ 2 – 5 m, nên Q.Thủ Đức và Q.9 trước giờ không ngập. Nhưng vừa rồi mưa lại ngập nặng ở hai nơi này là điều đáng lo”. Không đồng ý với các nguyên nhân do lãnh đạo Q.9 giải thích, TS Phạm Sanh khẳng định ngập là do nghẹt hệ thống cống.
Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập - ảnh 6

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM mới mưa đã ngập

Mới vào mùa mưa nhưng nhiều nơi tại TP.HCM đã ngập nặng. Trong khi đó, dự án chống ngập “khủng” do triều cường lại đang có nguy cơ trễ hẹn do vướng giải phóng mặt bằng.
Bởi Q.Thủ Đức có địa hình cao và có 2 hướng thoát nước chính, một hướng ra xa lộ Hà Nội và hướng kia ra các rạch rồi ra sông Sài Gòn. Thế nhưng hiện nay đường Võ Văn Ngân đã thành “con đê chắn nước”, lối thoát nước xa lộ Hà Nội đang có vấn đề do xây dựng các công trình trọng điểm. “Khi mưa lớn, nước dồn về hướng đường Phạm Văn Đồng và đường Tô Ngọc Vân vì đây là 2 chỗ trũng nhất, gây ngập nặng nhất.
Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập - ảnh 7

Khu vực chân cầu Rạch Chiếc (Q.9) ngập nặng vì mưa lớnẢNH: LINH LINH

Tại Q.9, đường Lê Văn Việt rất cao, trước đây nước mưa đổ về hướng sông Đồng Nai, nhưng nay đã bị bít ở khu vực khu công nghệ cao do tình trạng xây dựng nhà tràn lan ở xung quanh. Vì vậy, việc UBND các quận cho rằng ngập nước do đang chờ dự án thoát nước là không đúng”, ông Sanh nói.
“Ngay cả việc vớt rác, duy tu cống, TP cũng nên đấu thầu rộng rãi để cho tư nhân tham gia. Khi đó, ngay mùa khô cống rãnh đã được nạo vét, chứ không đợi mùa mưa như hiện nay”, TS Phạm Sanh bức xúc và đề nghị UBND TP.HCM phải quy trách nhiệm các đơn vị duy tu, quản lý chống ngập, xem đã hiệu quả chưa.
Nơi cao nhất TP.HCM cũng ngập - ảnh 8

TIN LIÊN QUAN

Mưa to bất ngờ đầu tháng 4, người Sài Gòn đã phải lội nước

** Ngày mai dự báo sẽ còn mưa Hàng loạt tuyến đường Sài Gòn bỗng chốc ngập nước sau trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống chiều 1.4. Đây là cơn mưa thứ 3 trong vòng một tuần nay, diễn ra khiến nhiều người không phòng bị. Lượng mưa tại quận 1 là 37 mm, tại Tân Bình là 159,8 mm.
KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất: “Phải rà soát và truy trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án bất động sản. Nhà nước phải yêu cầu họ làm hoàn chỉnh đường nội bộ, nhất là cống thoát nước và khâu kết nối, rồi mới được bán. Phía đông thời gian qua có nhiều dự án bất động sản như vậy đã góp phần gây ngập nặng ở nơi cao nhất TP”.
KTS Nam Sơn hiến kế, cần hạn chế bê tông hoá và tăng cường thoát nước tự nhiên, tăng diện tích mặt cỏ. Việc thoát nước không chỉ do hệ thống kênh rạch hay cống thoát nước mà còn do quy hoạch cốt nền, diện tích bề mặt bê tông hoá mặt đường, công trình.
 

 

Nguyễn Đình Mười