08/01/2025

Việt kiều trẻ kỳ vọng tương lai phát triển

Thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ sống và làm việc tại TP.HCM mong muốn đóng góp công sức và hiến kế nhằm hướng tới một VN phát triển bền vững.

 

Việt kiều trẻ kỳ vọng tương lai phát triển

Thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ sống và làm việc tại TP.HCM mong muốn đóng góp công sức và hiến kế nhằm hướng tới một VN phát triển bền vững.



Sự phát triển năng động và tươi trẻ của VN thu hút nhiều Việt kiều về nước
 /// Ảnh: Ngọc Dương

Sự phát triển năng động và tươi trẻ của VN thu hút nhiều Việt kiều về nướcẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trong buổi toạ đàm cuối cùng của chuỗi đối thoại với Việt kiều trẻ do Trung tâm Hoa Kỳ thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức, những người tham gia bày tỏ kỳ vọng vào tốc độ phát triển của nền kinh tế VN với đội ngũ nhân lực dồi dào dưới 30 tuổi.
Việt kiều trẻ kỳ vọng tương lai phát triển - ảnh 1

VIDEO: Nhiều bạn trẻ người Mỹ gốc Việt đã sang Việt Nam làm việc chia sẻ về suy nghĩ của mình
 

Việt kiều trẻ kỳ vọng tương lai phát triển - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Hướng về nguồn cội…

(TNO) Sinh ra và lớn lên không phải ở Việt Nam, nhưng vốn mang trong mình dòng máu Việt, vì thế với hầu hết giới trẻ Việt kiều, cội nguồn là một “đích đến” trong hành trình vào đời của họ. Những ”vùng đất” đầu tiên mà họ đặt chân đến là ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử Việt Nam.
Tầm nhìn thung lũng Silicon “là khả thi”
“Tôi về VN lần đầu tiên vào năm 2009 và trong 7 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của VN khiến tôi như không thể tin được. Đáng chú ý, giới trẻ VN tràn đầy nhiệt huyết, tài năng và sáng tạo, luôn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và khởi nghiệp. Trong đó có nhiều thanh niên du học ở Mỹ và các nước khác rồi mang kiến thức trở về đóng góp cho sự phát triển của đất nước”, anh Nguyễn Khanh, viên chức Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM chia sẻ.
Đề cập tầm nhìn xây dựng TP.HCM trở thành cái nôi sáng tạo và khởi nghiệp như Thung lũng Silicon của Mỹ, anh Khanh nhận định mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện được vì những ý tưởng mới của giới trẻ xuất hiện mỗi ngày.
Khi được hỏi về vấn đề “chảy máu chất xám”, nhiều người muốn tìm kiếm cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài, chẳng hạn như Mỹ, anh Khanh nhận định xu hướng đang “xoay chiều” về VN. Phụ trách cấp thị thực du học sinh, anh cho biết: “Đương đơn xin visa phải cam kết trở về nước sau khi hoàn tất chương trình bởi vì chúng tôi muốn du học sinh mang kỹ năng và kiến thức học tập từ Mỹ để đóng góp cho sự phát triển của VN. Tôi chứng kiến số lượng bạn trẻ trở về làm việc và khởi nghiệp tại VN nhiều hơn là ở lại Mỹ”.
Bên cạnh đó, chị Hà Chi, đại diện Tổ chức giáo dục Mỹ American Education Group tại TP.HCM, cũng dẫn số liệu cho thấy hiện khoảng 31.000 du học sinh Việt đang sống và học tập tại Mỹ và con số này được dự báo tiếp tục gia tăng trong vòng 5 năm tới. Tiếp xúc với nhiều du học sinh VN, chị Chi cho hay một nguyên nhân khiến người trẻ chần chừ không muốn về nước là do lo ngại mức lương không tương xứng.
Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt tuổi tác khiến các doanh nghiệp không thể giữ chân người trẻ, buộc họ phải nhảy việc. “Tôi rất ấn tượng với tốc độ tăng trưởng GDP của VN nhưng xã hội còn đặt nặng vấn đề tuổi tác sẽ kìm hãm sự phát triển của người trẻ có năng lực”, Ken Đạt Dương, luật sư Mỹ gốc Việt sống ở TP.HCM gần 10 năm, chia sẻ.
Cho con học trường Việt
Thế hệ người Mỹ gốc Việt trở về không chỉ để phát triển sự nghiệp mà quan trọng nhất là tìm hiểu và bảo tồn bản sắc cội nguồn. Trong toạ đàm, cũng có ý kiến bày tỏ quan ngại tiến trình phát triển kinh tế đô thị có thể làm mai một những nét văn hoá đặc trưng của TP.HCM, chẳng hạn như hàng rong.
“Tôi rất buồn khi đường phố gần đây vắng bóng hàng rong vì đây là một trong những nét không thể thiếu của thành phố. Trong mắt người nước ngoài, quán hàng rong là một đặc trưng rất đáng yêu của địa phương và họ có thể thưởng thức món ăn đường phố ngon, rẻ hơn là trong trung tâm mua sắm”, anh Khanh chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số kiến trúc cổ mang tính di sản bị thay thế bằng các tòa nhà cao tầng cũng là điều đáng lo ngại. “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần có sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hoá”, Nguyễn Khanh nhận định. Tương tự, theo nhà làm phim người Mỹ gốc Việt Nguyễn Bảo, VN dù có phát triển đến mức độ nào thì “hãy cứ là một VN đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong khi đó, biên đạo múa Alexander Tú Nguyễn chia sẻ anh không muốn VN biến thành một bản sao của Singapore hay Hồng Kông trong lộ trình phát triển. “Tôi từng làm việc ở một nước khác trong ASEAN và cảm nhận cuộc sống ở đókhông vui như VN”, nhà báo Hoàng Liên đang làm việc cho Hãng Bloomberg nói.
Kỳ vọng vào sự phát triển bền vững của VN, những người gốc Việt dù sinh ra, lớn lên ở Mỹ nhưng mong muốn an cư lạc nghiệp ở quê hương. Một số người đã lên kế hoạch nuôi nấng con cái ở VN, giúp chúng hiểu rõ hơn về cội nguồn.
Luật sư Đạt khẳng định dù vẫn còn bất cập nhưng nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao chất lượng và anh sẽ cho con vào trường học của VN.

 

Phúc Duy