10/01/2025

Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Làng trù phú dưới chân núi

Sau gần 10 năm triển khai, Làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân đã tạo nên một diện mạo tươi tốt, trù phú nơi vùng đất hẻo lánh, khô cằn.

 

Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Làng trù phú dưới chân núi

 

Sau gần 10 năm triển khai, Làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân đã tạo nên một diện mạo tươi tốt, trù phú nơi vùng đất hẻo lánh, khô cằn.



Lớp mẫu giáo tại Làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân

Di dân lập nghiệp
Mới ngày nào, hễ nhắc đến Trường Xuân (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), ai cũng tỏ ra ái ngại bởi vùng này núi rừng âm u, đường sá xa xôi cách trở với nhiều bản làng người dân tộc thiểu số sống tách biệt. Còn bây giờ nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày, những ngôi nhà kiên cố của các hộ dân được bao bọc bởi những cánh rừng và màu xanh của cây trái. Từ những vuông đất khô cằn, qua bàn tay của các chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi hăng say lao động đã tạo nên những luống cao su trải dài xanh ngát.
Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Làng trù phú dưới chân núi - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Biến vùng đất khó thành miền đất hứa

Mặc dù Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã nhiều lần kiến nghị với các ban, ngành của tỉnh Thanh Hóa xung quanh việc trẻ em sinh ra ở Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, cư dân làng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Anh Đoàn Thanh Sơn, Tổng đội trưởng Tổng đội thanh niên xung phong (TNXP) xây dựng kinh tế (thuộc Tỉnh đoàn Quảng Bình), cho biết những thanh niên được lựa chọn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí về phẩm chất, có ý chí, nhiệt huyết lập thân lập nghiệp, có cam kết của gia đình và xác nhận của chính quyền địa phương. Đến nay làng mới đã tuyển được 58 hộ định cư, trong đó có 43 hộ thanh niên, 15 đội viên TNXP. Hiện đã có 32 hộ nhập khẩu vào xã Trường Xuân.
Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Làng trù phú dưới chân núi 1

Chị Liệu đang cắt sả để mang bánẢNH: T.Q.N

Tiếng lành đồn xa, nhiều hộ công nhân đi làm ăn ở miền Nam khi nghe tin đã trở về quê đăng ký. Những người từng tha hương ngày nào giờ đã yên vị tại Trường Xuân, như cặp vợ chồng Diệp Sĩ Tâm – Ngô Thị Phương, Nguyễn Ngọc Tuấn – Nguyễn Thị Liệu… Chị Liệu (quê xã An Ninh, H.Quảng Ninh) tâm sự: “Làm công nhân ở trong nam mỗi tháng lương được hơn 7 triệu đồng, nhưng cái gì cũng phải bỏ tiền ra và chi tiêu nhiều khoản nên chẳng dư đồng nào. Về đây, trước mắt khó khăn, nhưng chịu khó làm thì sẽ có tương lai hơn”.


 
 
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân được Ban Bí thư T.Ư Đoàn phê duyệt đầu tư năm 2008 với tổng vốn hơn 31 tỉ đồng. Tổng diện tích đất tự nhiên thực hiện dự án là 1.363 ha; trong đó 1.337 ha quy hoạch sản xuất nông nghiệp (300 ha trồng cao su và cây ngắn ngày, 1.037 ha sản xuất lâm nghiệp) và 26 ha đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng…).
 

Làm ăn khấm khá

Thời gian đầu thực hiện dự án, Tổng đội TNXP hỗ trợ vận chuyển nước, vật liệu xây dựng nhà cho các hộ thanh niên.
Các hộ được hỗ trợ 20 tấn gạo, 1 năm điện thắp sáng, lại có quà động viên trẻ con vào các dịp lễ, tết. Tổng đội cũng liên kết để đưa những chương trình hỗ trợ, phát triển sản xuất đến với các hộ dân như hỗ trợ giống cây trồng; đề xuất các nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, chế độ bảo hiểm, hỗ trợ sau các đợt lụt bão… cho làng. Ngoài ra, tổng đội thực hiện thành công nhiều mô hình khoa học công nghệ và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ thanh niên di dân như: 2.000 con gà sao, 20 đôi dúi bố mẹ cho 7 hộ, 3.000 bầu phật thủ và hồ tiêu. Từ khi có làng, việc khai thác gỗ lậu, phá rừng trong vùng cũng giảm đi đáng kể.
Một miền quê mới hình thành dưới những rặng núi cao với đầy đủ hạ tầng điện, đường, trường, trạm, đáp ứng yêu cầu cho công tác di dân. Một số hộ tổ chức được mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Làng đã có 21 hộ chăn nuôi trên 80 con bò, 7 hộ chăn nuôi trên 50 con lợn, 15 hộ dân chăn nuôi gà với số lượng trên 600 con. Mô hình vườn cũng trở nên phong phú với các loại cây ăn quả, cây ngắn ngày như sả, cam, chanh, ổi, mít, sắn, sắn dây… trên tổng diện tích hơn 12 ha. Nhiều hộ có thu nhập cao và ổn định với mức 80 triệu đồng/năm.
Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Làng trù phú dưới chân núi - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Thoát nghèo nhờ làng Lùng Vai

Làng thanh niên lập nghiệp Lùng Vai ra đời khiến vùng biên giới VN – Trung Quốc không còn trộm cắp. Những hộ gia đình thanh niên chuyển đến đây đang có đời sống khá hơn, thoát khỏi đói nghèo và từng bước có của ăn của để.
Các hộ dân đã xác định được mô hình sản xuất chủ đạo, đạt hiệu quả kinh tế cao là trồng cao su và cây sả. Hiện làng đã trồng được 115 ha cao su, 35 hộ trồng sả với tổng diện tích trên 15 ha. Nhiều hộ có thu nhập cao và ổn định từ cây sả, có hộ bán sả thu trên 100 triệu đồng/năm. Vụ sả năm 2016, anh Nguyễn Thái Hùng thu trên 100 triệu đồng. Nhờ sự trợ giúp nhân công đắc lực của bố mẹ, vườn nhà anh Hùng trở nên “rộn ràng” với bầy gà, lợn cùng nhiều loại cây trồng tươi tốt…

Trương Quang Nam