26/01/2025

TP.HCM có 10 sân đậu trực thăng trên cao ốc

TP.HCM có khoảng 10 sân đậu trực thăng trên các toà nhà cao tầng, có thể phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

 

TP.HCM có 10 sân đậu trực thăng trên cao ốc

TP.HCM có khoảng 10 sân đậu trực thăng trên các toà nhà cao tầng, có thể phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

 

 

 

TP.HCM có 10 sân đậu trực thăng trên cao ốc
Trực thăng tham gia cứu hộ các nạn nhân trong một cuộc diễn tập tại TP.HCM – Ảnh: T.T.D.

Theo khảo sát, rà soát của Cảnh sát PCCC TP, hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng 10 sân đậu trực thăng trên các tòa nhà cao tầng.

Cụ thể: tòa nhà Diamond Plaza (Q.1) có sân đậu trực thăng từng tham gia diễn tập chữa cháy, cứu nạn cứu hộ năm 2013; sân đậu trên t nhà Times Square đường Nguyễn Huệ (Q.1) vừa được bay kiểm tra kỹ thuật…

Sân thượng tầng 22 của toà nhà Green Power 35 Tôn Đức Thắng, Q.1 (Tổng công ty Điện lực TP.HCM) có sân đậu trực thăng từ 2010, nhưng chưa được kiểm tra, chứng nhận…

Sân đậu của t tháp tài chính Bitexco (Q.1) thì nằm ở độ cao 191m. Tọa lạc tại lầu 52 của t tháp, sân đậu này có vị trí độc đáo, vuông góc và vươn xa 22m ra khỏi kết cấu tòa nhà.

TP.HCM có 10 sân đậu trực thăng trên cao ốc
Một trực thăng treo trên nóc toà nhà Diamond Plaza trong một cuộc diễn tập PCCC – Ảnh: MY LĂNG

Khuyến khích xây sân đậu trực thăng

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – nguyên chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không Trường đại học Bách khoa TP.HCM – cho biết trang bị trực thăng cho công tác cứu hộ, cứu nạn cần khuyến khích.

Thực tế trong nhiều vụ hoả hoạn, có trực thăng sẽ cứu được nhiều người kẹt trên lầu cao. Đối với các toà nhà lớn, tạo ra một bãi đáp trực thăng không khó và chi phí không lớn, chỉ cần sân thượng t nhà đủ chịu tải lực và có không gian rộng để máy bay đáp xuống.

Tuy nhiên, khi ứng cứu trực thăng không nhất thiết phải đáp xuống nên không cần quy định t nhà cao tầng nào cũng phải có bãi đậu. Chỉ nên khuyến khích những chủ đầu tư có khả năng.

TP.HCM, 
Hà Nội đều chưa có trực thăng 
cứu hộ, cứu nạn

Theo thông tư 60 của Bộ Công an (có hiệu lực từ 1-1-2016), mỗi địa phương thuộc đô thị loại đặc biệt và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp PCCC và cứu nạn cứu hộ quốc gia sẽ được trang bị tối đa 2 máy bay trực thăng chữa cháy, cứu hộ và 2 máy bay chữa cháy, niên hạn sử dụng 15 năm và chỉ trang bị khi đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực gồm phi công, đội ngũ kỹ thuật viên phục vụ; đảm bảo cơ sở hạ tầng bay.

Nhưng vì nhiều lý do, đến nay TP.HCM và Hà Nội vẫn chưa được bố trí các máy bay trực thăng theo thông tư này.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – nguyên trưởng khoa kỹ thuật xây dựng Trường đại học Bách khoa TP.HCM – nhận định chỉ nên yêu cầu sân đậu trực thăng với những t nhà mới.

KTS Ngô Viết Nam Sơn lại cho rằng khả năng chữa cháy của trực thăng không cao: Khi cháy lửa bốc lên cao, trực thăng khó hạ cánh, mỗi lần hạ cánh chỉ cứu được trên dưới 10 người. Do vậy, không nên bắt cứ nhà trên 20 tầng là phải có bãi đậu trực thăng.

Đại tá Lê Tấn Bửu – giám đốc Cảnh sát PCCC – cho biết hiện có hàng trăm tòa nhà cao trên 20 tầng, nhưng với những tòa nhà không được thiết kế cho sân đậu trực thăng, việc bố trí sân đậu mới là không dễ dàng.

Cần quy hoạch

Ông Trần Trọng Tuấn – giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – cho rằng sân đậu trực thăng trên các toà nhà cao tầng ngoài phục vụ cứu nạn, cứu hộ, còn có thể phục vụ du lịch và các hoạt động khác.

Ông Tuấn còn nói nhiều công trình không phải cao tầng nhưng cũng cần có bãi đậu trực thăng như bệnh viện, các công trình công cộng phục vụ đông người…

Đại tá Lê Tấn Bửu đồng tình rằng TP.HCM cần có một quy hoạch, lộ trình về sân đậu trực thăng trên các tòa nhà cao tầng. Hiện thành phố đang xúc tiến xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng vũ trang nhằm tận dụng trực thăng của các đơn vị này trong công tác cứu hộ cứu nạn.

​Phải được Bộ Quốc phòng phê duyệt

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Huy Cường – phó cục trưởng Cục Hàng không – cho biết về nguyên tắc, muốn xây dựng sân bay chuyên dùng, kể cả bãi đậu trực thăng trên toà nhà, đều phải được Bộ Quốc phòng phê duyệt vị trí sau khi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh và thống nhất với Bộ GTVT.

Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định phê duyệt thiết kế chi tiết xây dựng sân bay chuyên dùng.

Xây dựng xong, chủ bãi đậu trực thăng phải làm hồ sơ đề nghị Bộ tổng tham mưu cho phép mở bãi cất, hạ cánh. Cục Hàng không với vai trò cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng không dân dụng sẽ đánh giá cụ thể rồi cấp giấy chứng nhận đăng ký sân bay trực thăng thì mới được đưa vào khai thác.

Để cấp phép bay trực thăng phải có sự đồng ý của Bộ Quốc phòng. Sau khi Bộ Quốc phòng đồng ý về tuyến bay, mực bay thì Cục Hàng không sẽ triển khai cấp phép bay dân dụng.

TUẤN PHÙNG

QUANG KHẢI – TIẾN LONG