Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguyên nhân đằng sau hội chứng mệt mỏi kéo dài có thể là do sự mất cân bằng của cộng đồng vi khuẩn trong ruột của bệnh nhân.
Giải mã Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguyên nhân đằng sau hội chứng mệt mỏi kéo dài có thể là do sự mất cân bằng của cộng đồng vi khuẩn trong ruột của bệnh nhân.
Trong nhiều thập niên, hàng triệu người phải sống trong tình trạng mệt mỏi không ngớt mà chẳng rõ nguyên nhân. Được gọi chung là Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), dạng bệnh này có các triệu chứng như rối loạn trí nhớ và mất khả năng tập trung, bị những cơn đau nghiêm trọng và tái phát, cơ thể lâm vào tình trạng mệt mỏi và kiệt quệ. Những người mắc CFS không thể có cuộc sống bình thường, vô phương làm việc và học hành, đôi khi còn chẳng thể rời khỏi giường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh lại hết sức mù mờ, tạo ra cảm giác chán nản đối với nhiều bệnh nhân vì họ cho rằng tình trạng không được cộng đồng y khoa chữa trị nghiêm túc.
Phải đến năm 2015, Viện Y học Mỹ mới công bố chi tiết cách thức tổng quát nhất để chẩn đoán chứng CFS, và đầu năm nay giới khoa học gia đã liên kết căn bệnh này với trục trặc trong tế bào hệ miễn dịch, lần đầu tiên đưa ra một câu trả lời hợp lý đối với những người bị xem là “bệnh giả đò”. Đó cũng là lý do tại sao CFS gây ra những phản ứng phụ khác nhau và rất khó truy đến căn nguyên bệnh tật. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị hiệu quả, huống chi là trị dứt bệnh. Các bác sĩ thường áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức và tập luyện cho người bị CFS, dù chưa có chứng cứ nào cho thấy những cách tiếp cận trên mang lại tác dụng. Thế nhưng, báo cáo mới nhiều khả năng có thể thay đổi được tình trạng này, sau khi đội ngũ chuyên gia của Đại học Columbia (Mỹ) phát hiện hàm lượng bất thường của những vi khuẩn cụ thể trong ruột. Và những thay đổi trong mật độ vi khuẩn có liên quan đến mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng thể hiện bên ngoài.
Dưới đây là những thứ kỳ lạ trong thói quen sống hằng ngày có thể khiến bạn lo lắng mà không nhận thức rõ, theo womansday.
Các chuyên gia đã chỉ ra những vi khuẩn có thể chịu trách nhiệm cho chứng CFS, bao gồm Faecalibacterium, Roseburia, Dorea, Coprococcus, Clostridium, Ruminococcus và Coprobacillu. “Những cá nhân mắc chứng CFS có sự pha trộn các vi khuẩn ruột một cách đặc trưng, và liên quan đến những rối loạn trao đổi chất có thể tác động đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tình”, theo một trong các nhà khoa học tham gia cuộc nghiên cứu là Dorottya Nagy-Szakal. “Bằng việc xác định được các vi khuẩn liên quan, chúng tôi đang tiến gần thêm một bước đến khả năng chẩn đoán bệnh chính xác hơn và đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp”, theo trưởng nhóm Ian Lipkin.
Trong một báo cáo được công bố vào năm ngoái, đến 90% số bệnh nhân CFS cũng đồng thời mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS), và vì vậy nghiên cứu mới của Mỹ là bước đầu tiên trong nỗ lực giải mã bí ẩn lâu nay về căn bệnh khó hiểu, theo báo cáo trên chuyên san Microbiome.
Tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, viêm khớp… là những bệnh di truyền thường gặp nhất. Do đó, nếu trong gia đình có ai đó bị một trong các bệnh trên, cần phải có biện pháp phòng ngừa cần thiết.