29/11/2024

Chớ coi thường chứng rối giọng ở trẻ

Nhiều nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng ở trẻ em như nhiễm khuẩn, trào ngược họng thanh quản… Giọng nói bị khàn khá phổ biến ở trẻ, thường liên quan đến việc trẻ la hét, gào khóc quá mức.

 

Chớ coi thường chứng rối giọng ở trẻ

Nhiều nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng ở trẻ em như nhiễm khuẩn, trào ngược họng thanh quản… Giọng nói bị khàn khá phổ biến ở trẻ, thường liên quan đến việc trẻ la hét, gào khóc quá mức.

 

 

 

 

Chớ coi thường chứng rối giọng ở trẻ
Khi trẻ la hét khàn giọng nên cho uống nhiều nước – Ảnh: Duyên Phan

Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ trẻ có rối loạn giọng nói, đặc biệt khi khàn tiếng kéo dài hay thay đổi nghiêm trọng chất lượng phát âm: cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

TS.BS NGUYỄN TRIỀU VIỆT

Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể gây ra khàn giọng cần sự can thiệp điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, cha mẹ trẻ nên lưu ý.

Rối loạn giọng nói gây mất tự tin

Rối loạn giọng nói khá thường gặp ở trẻ em, khoảng 4-6/100 trẻ em có rối loạn giọng nói, với nhiều biểu hiện lâm sàng. Hầu hết các rối loạn giọng nói này vô hại, thường xuất hiện khi trẻ gào khóc, la hét khi chơi đùa hay khóc… cũng có thể là do nhiễm khuẩn khi bị cảm lạnh. Trẻ có thể bị khàn giọng hay mất giọng hoàn toàn.

Khi phát hiện những thay đổi về giọng nói của bé, cha mẹ nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

 

Giọng nói được xem là có thay đổi khác biệt, đáng chú ý là những người rối loạn giọng nói mãn tính (dễ dàng bị tắc giọng hay khó khăn khi phát âm).

Ở những trẻ rối loạn giọng nói mãn tính giọng có thể bị khàn hay rè, giọng có thể rất cao hay giống như bị tắc ở mũi. Khi xảy ra rối loạn giọng nói mãn tính làm trẻ khó giao tiếp gây mất tự tin.

Cách trị ra sao

Các phụ huynh nên chú ý nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng ở trẻ em như nhiễm khuẩn: khàn giọng xảy ra khi viêm thanh quản, thường triệu chứng này xuất hiện tạm thời và khỏi hẳn. Nên cho trẻ uống nhiều nước, hạn chế nói chuyện trong thời gian mắc bệnh.

Trào ngược họng thanh quản, hạt (nang) dây thanh đây là những tổn thương lành tính xuất hiện khi trẻ gào khóc, la hét nhiều khi chơi đùa. Hầu hết việc điều trị là dùng liệu pháp giọng nói, một số trường hợp cần 
phẫu thuật.

Các nguyên nhân hiếm gặp như u nhú, ung thư thanh quản. Giọng nói yếu thường là do kém di động của dây thanh hay do khép không hoàn toàn, có thể là do việc thở qua ống nội khí quản kéo dài ở trẻ sinh non gây sẹo, chít hẹp. Một số trường hợp cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Bất thường tiếng khóc hay tiếng thở không êm dịu, khi trẻ có tiếng khóc yếu hay bị rè hay khàn cần được đưa đến ngay bác sĩ tai mũi họng khám. Mềm sụn thanh quản có thể gây nên tình trạng này và tự khỏi khi bé được 2 tuổi, không để lại bất cứ vấn đề gì về phát âm. Tuy nhiên, những trẻ này cần được theo dõi sát để đảm bảo thở tốt, khi diễn tiến tệ hơn cũng cần thực hiện phẫu thuật.

TS.BS NGUYỄN TRIỀU VIỆT (BV Trường ĐHYD Cần Thơ)