13/01/2025

Nghỉ lễ xong, có nên lùi thời khoá biểu?

Cứ sau mỗi lần nghỉ lễ, giáo viên lại ngao ngán vì phải nhận thời khoá biểu mới, kéo theo đó là hàng loạt rối rắm.

 

Nghỉ lễ xong, có nên lùi thời khoá biểu?

 Cứ sau mỗi lần nghỉ lễ, giáo viên lại ngao ngán vì phải nhận thời khoá biểu mới, kéo theo đó là hàng loạt rối rắm.

 

 

 

Nghỉ lễ xong, có nên lùi thời khóa biểu?
Tranh: NOP

Việc này không chỉ làm xáo trộn thời gian nghỉ và dạy của nhiều thầy cô giáo, mà còn trực tiếp gây nên sự nhầm lẫn cho cả học sinh trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Rắc rối khi lùi thời khóa biểu

Bình thường, thời khóa biểu được phân từ thứ hai đến thứ sáu là hết một tuần học tập của học sinh. Một năm, học sinh tiểu học có 35 tuần thực học và 2-3 tuần dự trữ.

Khi sắp xếp chương trình, ngành giáo dục cũng đã tính toán việc trong năm có một số ngày nghỉ lễ, nên tuần dự trữ được dùng để giáo viên dạy bù những kiến thức còn thiếu do ngày nghỉ trùng với ngày học của các em.

Thế nhưng ở nhiều địa phương, họ lại không sử dụng mấy tuần dự trữ dạy bù mà thực hiện việc lùi thời khoá biểu. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học của thầy trò.

Cụ thể, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ năm, thế là toàn trường được nghỉ học. Đến ngày thứ sáu các em đi học bình thường, nhưng giáo viên phải nhắc nhở học sinh: “Các em mang sách vở theo thời kh biểu ngày thứ năm”.

Thứ hai tuần kế tiếp lại học thời kh biểu ngày thứ sáu; thứ ba tiếp tục học thời khóa biểu ngày thứ hai…Và cứ thế đầu tuần thực học bắt đầu từ thứ ba (thay vì thứ hai như thường lệ) đến thứ ba tuần sau.

Có nghĩa là, giữa tuần thực học và tuần hoạt động đã hoàn toàn lệch nhau (chẳng hạn tuần thực học ghi tuần 20, nhưng tuần hoạt động đã bước sang tuần 21).

Sắp tới, ngày 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào chủ nhật và thứ hai, học sinh sẽ được nghỉ bù qua ngày thứ ba. Thời kh biểu tiếp tục được điều chỉnh lùi một ngày.

Có nghĩa thứ tư các em đi học phải soạn theo thời kh biểu thứ hai, thứ năm học thời kh biểu thứ ba, thứ sáu học thời kh biểu thứ tư, thứ hai tiếp tục học thời kh biểu thứ năm, thứ ba học thời kh biểu thứ sáu, và lúc này mới hết một tuần thực học.

Tuần học tiếp theo lại bắt đầu từ thứ tư, trong khi tuần hoạt động gần chuyển sang một tuần khác.

Nhiều sự cố lúc thực hiện

Trường ít lớp, ít giáo viên còn đỡ, việc lùi thời kh biểu ít gây xáo trộn cũng như ít gặp sự cố xảy ra ngay trong những tuần đầu thực hiện.

Còn ở những trường sĩ số lớp đông, giáo viên dạy nhiều, cứ lùi thời khóa biểu như thế đã dẫn đến tình trạng thầy cô quên giờ dạy, hoặc hai giáo viên vào dạy một lớp, thậm chí có lớp lại chẳng có thầy cô nào.

Không ít phó hiệu trưởng phàn nàn: “Xếp thời khóa biểu đầu năm sao cho cân đối, vừa sức học trong ngày của các em, vừa linh động cho thầy cô được nghỉ vài buổi trong tuần đã rất khó. Nhưng mỗi khi thực hiện lùi thời kh biểu lại cực hình hơn nhiều”.

Thầy khổ, trò cũng gặp khó khăn khi không soạn đúng môn, đúng bài trước khi lên lớp. Vì thế sách vở, đồ dùng học tập các em mang đi học thiếu rất nhiều.

Có phụ huynh nói: “Thời kh biểu gì mà cứ thay đổi xoành xoạch. Thứ nào thì học thời kh biểu thứ ấy đi, sao cứ phải rắc rối như thế? Tôi chẳng biết đường đâu mà lần. Để cho chắc chắn, tôi phải xếp toàn bộ sách vở của cháu vào cặp, để cháu có cái mà học khi mình chuẩn bị sai”.

Thế là, vì cái sự lùi thời kh biểu này mà có những học sinh đến lớp với chiếc cặp bỗng nặng gấp đôi những tuần học trước đây.

Lãng phí tuần học dự trữ

Thực hiện việc lùi thời khoá biểu để học dồn học ép như thế, nhưng qua tuần học dự trữ (thường gọi là tuần 18B, 18C, tuần 35B) khi đã học hết chương trình nhưng học sinh vẫn phải lên lớp (nhiều người nói vui đây là cách hành khổ nhau!).

Lên lớp trong những ngày không có gì để dạy này, thầy cô ngồi hoàn thành hồ sơ sổ sách, rồi ra bài tập trên bảng cho trò ngồi làm, mục đích chỉ là để các em bớt nói chuyện, bớt quậy phá.

Ngày nào cũng thế, học sinh lên lớp cứ phải ngồi làm hết bài tập này đến bài tập khác, nên các em cũng ngán ngẩm, và thường ngồi “tám” chuyện cho hết thời gian.

Thầy cô lên lớp không dạy nhưng cũng chẳng làm được gì ra hồn, vì học sinh quá ồn.

Giá như trong năm đừng lùi thời khóa biểu như thế, tới tuần học dự trữ giáo viên nào thiếu tiết thì lên dạy, ai đủ tiết rồi thì vào văn phòng hoàn thành hồ sơ.

Khi học sinh đã hoàn thành chương trình theo quy định (35 tuần thực học), các em sẽ được nghỉ hẳn vài ngày chờ vào học kỳ 2 hoặc ngày làm tổng kết.

Làm được như thế sẽ không gây áp lực cho việc sắp xếp lại thời khoá biểu, tránh gây sự nhầm lẫn cho cả thầy và trò trong lịch học. Đồng thời, học sinh cũng được nghỉ ngơi hợp lý sau một khoảng thời gian học tập miệt mài.

KHÁNH NGỌC