Số người đang chết dần vì mắc bệnh viêm gan hiện cao hơn HIV/AIDS và lao phổi, buộc Tổ chức Y tế thế giới lên tiếng kêu gọi con người hãy sớm hành động trước khi quá muộn.
Báo động bệnh viêm gan trên toàn cầu
Số người đang chết dần vì mắc bệnh viêm gan hiện cao hơn HIV/AIDS và lao phổi, buộc Tổ chức Y tế thế giới lên tiếng kêu gọi con người hãy sớm hành động trước khi quá muộn.
Trong báo cáo toàn cầu đầu tiên về dịch bệnh viêm gan, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số người đang chết vì các loại bệnh viêm gan do lạm dụng cồn và ma túy đang gia tăng, dù hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Theo đó, viêm gan do vi rút gây nên được cho là đã tước đoạt mạng sống của 1,34 triệu người trong năm 2015, tương đương với số nạn nhân lao phổi và HIV/AIDS. Tuy nhiên, trong khi số người chết vì lao phổi và HIV/AIDS đều có xu hướng giảm dần, những ca tử vong vì viêm gan đang trên đà gia tăng, cao hơn 22% trong năm 2015 so với thời điểm chuyển sang thiên niên kỷ mới.
Điều bất ngờ hơn là hầu hết 325 triệu người đang nhiễm vi rút gây viêm gan lại hoàn toàn không hề biết bệnh tình của bản thân, và một số bệnh nhân thiếu hẳn thuốc có thể kéo dài sự sống. Kết quả là hàng triệu người đối mặt trước nguy cơ phát bệnh viêm gan mãn tính, ung thư hoặc thậm chí thiệt mạng, theo cảnh báo của WHO. Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết “viêm gan do vi rút hiện là thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và cần phải có cách đối phó tức thời”. Hai dạng phổ biến nhất, chịu trách nhiệm 96% số ca tử vong vì viêm gan, chính là viêm gan siêu vi B (HBV) và viêm gan siêu vi C (HCV).
Ít nhất 15 học sinh tại một trường trung học ở Trung Quốc chẩn đoán mắc viêm gan A. Các em đều là học sinh lớp 12. Các nhà chức trách vẫn chưa biết chính xác vì sao lại có nhiều học sinh mắc bệnh như vậy.
HBV có thể truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, hoặc dịch cơ thể, cần phải điều trị lâu dài bằng thuốc thường dùng trong các trường hợp HIV/AIDS. Số ca HBV mới đang giảm dần nhờ vào vắc xin kịp thời tiêm vào độ tuổi sơ sinh (với 84% số trẻ trên toàn thế giới được tiêm phòng). Tuy nhiên, chỉ 9% số bệnh nhân biết về tình trạng bệnh tật của mình, có nghĩa là nhiều người mất đi cơ hội được điều trị. Còn về phần HCV, thường lây qua đường truyền máu, bệnh nhân có thể nhanh chóng được trị khỏi, nhưng đa số các đối tượng lại không kham nổi chi phí điều trị. Khoảng 1,75 triệu người đã nhiễm vi rút HCV vào năm 2015, nâng tổng số các ca bệnh trên toàn cầu lên 71 triệu người. Thế nhưng, đến 4/5 số trường hợp lại không rõ về tình trạng bệnh tật của bản thân, theo cảnh báo của WHO.
Giới chuyên gia đã xác định được những nguyên nhân đằng sau tình trạng lây lan vi rút viêm gan, theo đó lý do hàng đầu là quy trình chăm sóc y tế không an toàn và dùng chung kim tiêm ở con nghiện ma túy. Gottfried Hirnschall, Giám đốc bộ phận HIV và chương trình Viêm gan toàn cầu của WHO, cho biết tổ chức này đang bắt tay với các cơ quan có trách nhiệm để cải thiện tình hình. “Nhiều nước đang mở rộng dịch vụ điều trị bệnh viêm gan cho nhiều đối tượng trong nước, với chi phí chẩn đoán chưa đầy 1 USD, và phí điều trị HCV có thể dưới 200 USD”, theo ông Hirnschall. Tuy nhiên, dữ liệu mới công bố trên website của WHO đã nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề, buộc các chính phủ và những bên liên quan cần vào cuộc để loại bỏ liền những trở ngại khiến người dân chưa tiếp cận được dịch vụ chẩn đoán và điều trị.
Hầu hết các bệnh liên quan đến gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ… đều không có dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp các biểu hiện sau thì bạn nên đi khám bệnh, theo Prevention.