10/01/2025

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”?

Trước thông tin Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất tổ chức giao thông đường một chiều nhằm giảm kẹt xe, một số người nước ngoài đang sinh sống hoặc từng ở TP.HCM chia sẻ ý kiến về vấn đề này.

 

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”?

Trước thông tin Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất tổ chức giao thông đường một chiều nhằm giảm kẹt xe, một số người nước ngoài đang sinh sống hoặc từng ở TP.HCM chia sẻ ý kiến về vấn đề này.

 

 

 

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”?
Đường Đinh Bộ Lĩnh (đoạn từ cầu Bình Triệu đến Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) từ khi lưu thông một chiều đã không còn cảnh kẹt xe (ảnh chụp vào giờ cao điểm chiều 7-4) – Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Radhanath Varadan (người Ấn Độ):

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”?
Ông Radhanath Varadan – Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Đi xa hơn nhưng nhanh hơn

Nhiều nước vẫn tổ chức giao thông một chiều nhằm giải quyết nạn kẹt xe. Ở thành phố quê hương tôi, Chennai (Ấn Độ), số lượng đường một chiều vẫn tiếp tục tăng lên. Trong bối cảnh đường sá chật hẹp, nhưng tốc độ phát triển tăng chóng mặt khiến đường sá chật ních, tôi nghĩ chúng ta không có nhiều sự chọn lựa.

Tôi có nghe nhiều người lo lắng việc biến một số đường thành một chiều sẽ gây tắc đường ở các chỗ khác vì xe cộ đổ dồn vào các đường khác. Tôi không nghĩ vậy, dù cho đường là một chiều hay hai chiều thì điểm mấu chốt vẫn là chúng ta có từng đó đường sá, từng đó xe cộ.

Xe cộ lưu thông chỉ theo một chiều sẽ giúp cho dòng chảy giao thông mượt mà hơn, an toàn hơn so với lưu thông trên đường hai chiều. Đường một chiều có thể khiến người ta phải đi xa hơn nhưng nhanh hơn, không bị kẹt xe.

Khi làm đường một chiều, với thực tế buôn bán tại nhà mặt tiền hai bên đường như ở VN thì việc làm ăn, buôn bán của những nhà bên trái đường cũng là vấn đề đáng quan tâm khi người đi xe máy ngại băng ngang đường để tấp vào các hàng quán bên lề trái.

Để giải quyết việc này, tôi nghĩ có thể nghĩ đến các giải pháp như chia làn đường nhỏ hơn và dành cho xe máy hai làn đường sát lề cả bên trái và phải. Hoặc tại một số đoạn đường có tín hiệu cho xe máy rẽ sang trái.

Tôi nghĩ mọi người nên cởi mở đón nhận đề xuất làm đường một chiều. Còn cơ quan chức năng có thể thí điểm vài tuần hoặc một tháng để xem có hiệu quả không rồi tính tiếp…

“Tôi cũng đồng tình với đề xuất thay đổi làn đường theo giờ cho phù hợp với lưu lượng xe lưu thông ra vào thành phố. Tôi đã từng nghĩ đến việc này vì đường sá nhỏ mà lượng xe quá đông nên phải phân làn đường linh hoạt như vậy

Ông Radhanath Varadan

Ông Herby Neubacher (người Đức):

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”?
Ông Herby Neubacher Ảnh: NVCC

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”

Nếu những con đường hai chiều dự kiến làm đường một chiều khá hẹp thì chắc chắn sẽ dễ để chuyển thành một chiều. Nhiều thị trấn cổ ở châu Âu đã làm như vậy. Tại một số nơi như thành phố Arles ở miền Nam nước Pháp hay thị trấn Rothenburg ở phía nam nước Đức, giao thông được tổ chức để chuyển động theo hình tròn. Bạn đi vào một chiều và cứ thế mà chạy, không được đi hướng 
ngược lại.

Nhưng nếu để chuyển một con đường hai chiều có quy mô trung bình trở lên thành một chiều, cần phải tính toán kỹ càng chuyện chuyển hướng giao thông, để giúp việc lưu thông dễ dàng và không làm người đi đường bối rối. TP.HCM có lưu lượng xe máy rất lớn, nên nếu không tính toán kỹ rất dễ khiến lượng xe từ đường một chiều dồn sang các đường nhỏ hơn gây kẹt xe tại đó, và công sức giảm kẹt xe đổ sông đổ bể.

Về chuyện nhiều người lo lắng rằng các cửa hàng nằm bên trái đường sẽ mất khách, tôi nghĩ đây không phải là việc của công tác thiết kế giao thông cho đô thị lớn 10 triệu dân như TP.HCM. Những người bán hàng có thể linh động thay đổi để bán được hàng 
của mình.

Tôi nghĩ khi làm đường một chiều, cơ quan chức năng phải chú ý thông báo cho người dân kịp thời và kiên định với quyết định của mình trong thời gian dài. Sẽ rất khó chịu nếu bất thình lình con đường hai chiều bạn mới đi hôm qua biến thành một chiều, rồi tuần sau nó lại trở về hai chiều.

Ngoài ra, còn phải hỗ trợ để người đi đường được biết về hướng đi mới và đi cho đúng. Cụ thể là lắp đặt các bảng chỉ dẫn, bảng cấm chiều ngược lại, biển báo giao thông to dễ nhìn, hoặc đặt các mũi tên chỉ hướng đường mới.

Ông Markus Taussig (người Mỹ, giảng viên ĐH Quốc gia Singapore – NUS):

Đường một chiều như “dao hai lưỡi”?
Ông Markus Taussig – Ảnh: LÊ NAM

Không còn nhiều 
lựa chọn

Tôi đã có 11 năm sống và làm việc ở VN trước khi chuyển sang Singapore làm việc.

Cá nhân tôi ủng hộ làm đường một chiều vì nó là xu hướng chung ở các thành phố lớn, hiện đại trên thế giới. Đường một chiều mang lại sự tiện lợi trong giao thông, đặc biệt là giao thông bằng phương tiện công cộng.

Nhưng với thực trạng phương tiện cá nhân dày đặc như ở TP.HCM và thói quen buôn bán ở các nhà mặt tiền thì tổ chức giao thông một chiều là một trở ngại cho không ít người.

Một khi kế hoạch thay đổi các con đường vốn đang là hai chiều, kinh doanh gần như cân bằng ở hai bên, thành đường một chiều sẽ ít nhiều có những xung đột lợi ích mà để giải quyết ổn thoả là điều không hề dễ dàng với chính quyền.

Những nhà đang kinh doanh ổn định sẽ bị mất lợi thế vì nằm bên trái đường, khách hàng ngại băng qua đường hoặc chen vào làn xe hơi để dừng lại mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. Thời gian và quãng đường di chuyển của một số người sẽ bất tiện hơn, di chuyển lâu hơn…

Vì vậy nếu chuyển đổi đường hai chiều thành một chiều thì chính quyền phải lắng nghe thêm ý kiến của người dân, chuyên gia và học tập kinh nghiệm từ các thành phố khác trên thế giới để dung hòa tốt nhất những vấn đề đặt ra nói trên.

Người ta sẽ đặt câu hỏi vì sao không mở hướng ngược lại mà đẩy phần khó, thiệt thòi cho họ thay vì nhóm bên kia đường? Những người đang di chuyển bình thường giờ phải đi xa hơn, lâu hơn thì đặt câu hỏi phương án đường xương cá, thay đổi hướng sẽ triển khai ra sao?…

Tuần rồi, tôi vừa từ TP.HCM trở về Singapore. Thời gian ở TP.HCM, tôi nhận thấy hành khách trên xe buýt đã đa dạng hơn, nhiều người ăn mặc như đi làm ở công sở, học sinh cũng nhiều hơn mấy năm trước. Theo tôi, đây là tín hiệu đáng mừng vì đường một chiều phù hợp với phương tiện giao thông công cộng.

Những thành phố hiện đại, quy mô lớn đều triển khai hệ thống đường một chiều như ở Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Làm đường một chiều và tổ chức tốt hệ thống vận chuyển công cộng thì gánh nặng đi lại của người dân sẽ bớt đi.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan nhiều năm trước người dân không chịu đi xe buýt mà đi xe cá nhân vì tiện lợi hơn. Nhưng khi mọi người cùng nhau đổ ra đường và không còn chỗ để di chuyển nữa thì phải thay đổi, còn không là mãi bế tắc. Đi xe buýt phải đi bộ nhiều hơn, đi lại xa hơn nhưng còn hơn chẳng thể nào di chuyển được nữa! Để làm quen với một thói quen mới là cả một quá trình và có thể phải “đau đớn” nhưng không thể làm khác được vì cũng không còn nhiều sự lựa chọn.

Tôi nói “không còn nhiều lựa chọn” là vì để giải quyết nạn kẹt xe, TP.HCM không thể chọn phương án cắt gọt nhà, mở rộng đường như đã từng làm ở đường Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… trong tương lai nữa vì quá tốn tiền và cũng không thể mở đường để đáp ứng đủ lượng xe cá nhân đăng ký mới ngày một nhiều hơn.

Liên quan đến vấn đề này, theo tôi, báo chí cũng phải có trách nhiệm giải thích thêm những thông tin và phân tích cho mọi người thấy được đâu là lợi ích từ sự thay đổi này để người dân ủng hộ.

* Ông David Price (bạn đọc Tuoi Tre News):

Vấn đề nan giải

Đây là một vấn đề rất khó cho các nhà quy hoạch đô thị. Tôi nghĩ bây giờ sẽ rất khó để mà làm hài lòng nhiều người với các giải pháp giải quyết kẹt xe ở TP.HCM.

Cá nhân tôi nghĩ việc biến đường hai chiều thành đường một chiều sẽ giúp những người lưu thông xuyên thành phố. Tuy nhiên, việc này không có ích cho người dân sống trong khu vực đó, vì người ta sẽ sử dụng các con hẻm nhỏ để đi tắt và điều này có thể biến khu dân cư yên tĩnh thành đường sá.

Theo cảm nhận chủ quan của tôi, khi nào chưa có một sự thay thế khả thi cho ôtô và xe máy bằng các phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy; khi nào chưa có chỗ đậu xe an toàn giá rẻ gần trạm dừng xe buýt/ga tàu điện ngầm thì khó có giải pháp nào là hiệu quả để giải quyết nạn kẹt xe.

NGỌC ĐÔNG ghi

NGỌC ĐÔNG – LÊ NAM ghi