10/01/2025

17 điểm đen giao thông đáng sợ ở TP.HCM

Q.9 có 4 điểm: D400, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt và giao lộ Hoàng Hữu Nam – đường số 7; Q.2 có 2 giao lộ Mai Chí Thọ – Lương Định Của và Đồng Văn Cống – Võ Chí Công… với những vụ đụng xe chết người.

 

17 điểm đen giao thông đáng sợ ở TP.HCM

Q.9 có 4 điểm: D400, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt và giao lộ Hoàng Hữu Nam – đường số 7; Q.2 có 2 giao lộ Mai Chí Thọ – Lương Định Của và Đồng Văn Cống – Võ Chí Công… với những vụ đụng xe chết người. 

 

 

 

17 điểm đen giao thông đáng sợ ở TP.HCM
Quốc lộ 1, đoạn từ đường số 12 đến đường số 14 (Q.Thủ Đức, TP.HCM) thường xảy ra tai nạn giao thông – Ảnh: Quang Định

Theo Sở GTVT TP.HCM, năm 2017 TP còn 17 điểm đen về tai nạn giao thông, giảm một điểm so với năm 2016, nhưng vẫn tăng 11 điểm so với năm 2012.

Các điểm đen này là nỗi ám ảnh với người đi đường. Đứng đầu bảng điểm đen ở TP.HCM là Q.9 với 4 điểm ở các đường có nhiều xe tải, xe container lưu thông như D400, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt và tại giao lộ Hoàng Hữu Nam – đường số 7.

Những cung đường 
“tử thần”

Q.2 đứng thứ hai danh sách với 2 điểm đen về giao thông là giao lộ Mai Chí Thọ – Lương Định Của (nút giao thông An Phú) và giao lộ Đồng Văn Cống – Võ Chí Công (vòng xoay Mỹ Thuỷ). Các giao lộ này chưa có cầu vượt, hầm chui, lại đón nhận 17.000-18.000 xe tải, container/ngày ra vào cảng biển Tân Cảng Cát Lái.

 

Tương tự, Q.Thủ Đức có 2 điểm đen là quốc lộ 1, đoạn từ đường số 12 đến đường số 14 và đoạn trước Khu chế xuất Linh Trung… Còn tuyến đường có nhiều tai nạn giao thông nhất là đường Võ Văn Kiệt (Q.1, 5, 6) với 3 điểm đen…

Tại nội thành, một số điểm đen ở giao lộ Trường Chinh – Phạm Văn Bạch (Q.Tân Bình), đường Nguyễn Tất Thành (Q.4)… trở thành nỗi ám ảnh của người đi đường. 7h ngày 5-4, chúng tôi chứng kiến cảnh kẹt xe xảy ra liên tục tại giao lộ Trường Chinh – Phạm Văn Bạch.

Mỗi lần kẹt xe kéo dài từ 15 phút trở lên vì dòng xe cộ chen chúc nhau kéo dài gần 1km trên đường. Nhiều người chạy xe máy lên lề đường và chạy vào đường Phạm Văn Bạch có mặt đường hẹp, khiến kẹt xe càng nghiêm trọng.

Chị Nguyễn Thị Mai, người bán nước giải khát ở khu vực này, kể: “Chỗ này ngày nào cũng xảy ra kẹt xe, tai nạn vì đường sá đông đúc với những người phóng nhanh, vượt ẩu đụng nhau sưng đầu mẻ trán. Đường Phạm Văn Bạch rất nhỏ, mà xe tải ra vô ào ào cũng là nỗi khiếp sợ của người dân. Tôi nhiều lần chứng kiến cảnh xe tải ép xe máy té vào lề đường. Chúng tôi kiến nghị Nhà nước nên mở rộng đường Phạm Văn Bạch, hoặc hạn chế xe tải ra vào đường này để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại”.

Còn trên quốc lộ 1, đoạn từ đường số 12 đến đường số 14 (Q.Thủ Đức) tình hình giao thông khá phức tạp. Đây là điểm cho phép xe tải, ôtô quay đầu xe liên tục, gây khó khăn cho các xe khác lưu thông. Không ít người đi xe máy không thắng kịp đã va vào ôtô đang quay đầu.

Không những vậy, nằm ngay trên quốc lộ 1 là Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) – nơi có nhiều sinh viên đi bộ băng ngang qua đường và leo qua dải phân cách để đón xe buýt.

Ông Chu Hồng, người chạy xe ôm tại đây, cho biết các sinh viên tùy tiện băng qua đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Giải quyết ra sao?

Sở GTVT TP đã đề ra kế hoạch xử lý 17 điểm đen tai nạn giao thông, trong đó phấn đấu xóa 8 điểm trên các đường Võ Văn Kiệt (Q.1); Mai Chí Thọ (Q.2); D400, Nguyễn Duy Trinh và Lê Văn Việt (Q.9); quốc lộ 1 (Q.Thủ Đức); hương lộ 2 (Q.Bình Tân); Nguyễn Tất Thành (Q.4) trong năm nay. Đồng thời giao nhiệm vụ cho từng đơn vị quản lý địa bàn xử lý điểm đen.

Cụ thể là giao Khu quản lý giao thông đô thị số 2 xây cầu bộ hành trước Trường ĐH Kinh tế – luật và thường xuyên kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn giao thông ở điểm đen trên quốc lộ 1, đoạn từ đường số 12 đến đường số 14. Giao Khu quản lý giao thông đô thị số 1 theo dõi, đề xuất điều chỉnh, tổ chức giao thông trên đường Nguyễn Tất Thành để xoá điểm đen này…

Theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh – giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1, trong năm 2016 điểm đen trên đường Nguyễn Tất Thành xảy ra 3 vụ xe tải và môtô va nhau làm 3 người chết. Nguyên nhân tai nạn chủ yếu do người điều khiển xe không giữ khoảng cách an toàn, không chú ý quan sát và không chấp hành quy định về tốc độ. Khu quản lý giao thông đô thị số 1 đã phối hợp với UBND Q.4 và các đơn vị chức năng lắp đặt biển báo, đóng các khoảng cách mở của dải phân cách… để hạn chế tai nạn.

Tương tự, ở giao lộ Trường Chinh – Phạm Văn Bạch xảy ra 3 vụ tai nạn làm 3 người chết và 2 người bị thương trong năm 2015 và 2016. Nguyên nhân gây tai nạn là người điều khiển xe chuyển hướng không đúng quy định, lưu thông trên đường cấm, đường ngược chiều… Khu quản lý giao thông đô thị số 1 đã cải tạo các dải phân cách, cảnh sát giao thông thường xuyên tuần tra xử lý vi phạm ở khu vực này…

Ông Lê Minh Triết, giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, cho biết nhờ tăng cường kiểm tra, làm vạch sơn, biển báo… nên trong quý 1-2017 ở 3 điểm đen trên đường Võ Văn Kiệt số người chết và bị thương giảm so với quý 1-2016 (quý 1-2017: 5 người chết, 5 người bị thương; quý 1-2016: 8 người chết, 7 người bị thương).

Còn ông Ninh cho hay Khu quản lý giao thông đô thị số 1 đã tổ chức cho ôtô lưu thông một chiều trên đoạn đường là điểm đen ở hương lộ 2 và thời gian qua chưa xảy ra vụ tai nạn nào.

Ngoài các giải pháp nói trên, Sở GTVT TP cho biết đã đầu tư xây cầu, đường để x điểm đen. Theo đó, sở giao Khu quản lý giao thông đô thị số 3 đẩy nhanh tiến độ xây dựng hầm chui An Sương (Q.12 – H.Hóc Môn). Đồng thời giao Khu quản lý giao thông đô thị số 2 đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng nút giao thông Mỹ Thuỷ để xoá điểm đen trên đường Đồng Văn Cống – Võ Chí Công…

Còn việc đầu tư dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, dự án xây dựng nút giao thông An Phú có số vốn đầu tư lên đến vài ngàn tỉ đồng trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp. Vì vậy để xoá bỏ điểm đen đòi hỏi phải mất thêm vài năm khi có vốn đầu tư…

“Việc xoá bỏ điểm đen rất khó khăn vì vẫn còn nhiều người không chấp hành Luật giao thông, chạy xe ngược chiều gây tai nạn

Ông Lê Minh Triết (giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn)

 
NGỌC ẨN – THU DUNG