09/01/2025

Chỉ có quy tắc ứng xử vẫn chưa đủ

Liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch mới được Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch ban hành, Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. Liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch mới được Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch ban hành, Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.

 

Chỉ có quy tắc ứng xử vẫn chưa đủ

Liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch mới được Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch ban hành, Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.




 Bộ quy tắc ứng xử có thể góp phần nâng cao hình ảnh du lịch VN trong mắt du khách quốc tế	
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 Bộ quy tắc ứng xử có thể góp phần nâng cao hình ảnh du lịch VN trong mắt du khách quốc tếẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Ông có đánh giá như thế nào về tác động của bộ quy tắc đối với việc cải thiện chất lượng du lịch của VN ?
Nhìn chung, bộ quy tắc đã có định hướng cho du khách cũng như những người tham gia phục vụ du lịch những hành vi, thái độ, cách ứng xử văn minh, mang tính quy chuẩn trong quá trình hoạt động du lịch. Đây được coi là bản tổng hợp các quy tắc đã được đưa ra một cách đơn lẻ trước đó. Nếu mọi người chịu đọc và nhận thức, suy ngẫm thì sẽ đem đến những ảnh hưởng tích cực hơn về chất lượng cho ngành du lịch nước ta.
Quá dài nên khó tiếp cận
Chỉ có quy tắc ứng xử vẫn chưa đủ

PGS-TS Phạm Trung Lương

       

Năm 2016, cả nước có khoảng 62 triệu lượt người Việt đi du lịch trong nước, hơn 4,8 triệu lượt người du lịch nước ngoài và hơn 7 triệu du khách ngoại vào VN, liệu “bắt” mọi người đọc và nghiền ngẫm cả bộ quy tắc được đánh giá là quá dài với 2 chương với 12 điều liệu có khả thi không thưa ông ?

Đúng thế. Đây là mặt hạn chế của bộ quy tắc. Quá dài, mang tính áp đặt là những bất lợi khiến người dân khó tiếp nhận. Nên hình ảnh hóa, để họ nhìn, họ cảm nhận thay vì bắt người ta đọc.
Thật ra có rất nhiều cách để nâng cao nhận thức của người dân chứ không nhất thiết phải đưa ra bộ quy tắc ứng xử. Ví dụ chúng ta có thể tổ chức các tọa đàm cho người dân về du lịch tại chính địa phương. Như Hội An chẳng hạn, chính quyền tổ chức một buổi phổ biến cho người dân một cách dễ hiểu. Đánh trúng tâm lý, đây là nồi cơm manh áo của mỗi gia đình. Nếu không có cách cư xử cho phù hợp thì du khách cũng không tới nữa. Khi đó, người chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là mình rồi sau mới đến nhà nước. Như vậy dân họ mới hiểu, mới thấm. Vấn đề là cách tổ chức. Phải phù hợp thì mới hiệu quả.
Liên quan đến tính hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng bộ quy tắc thiên về định hướng, chỉ mang tính định hướng, khuyến cáo mà thiếu hẳn chế tài xử phạt nên sẽ khó khả thi, quan điểm của ông thế nào?
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Phải có chế tài, quy định rõ phạt trong những trường hợp nào, mức phạt bao nhiêu cho từng hành vi cụ thể. Phải có tính răn đe, người ta mới sợ, mới thực hiện đúng được. Nhưng về nguyên tắc, chế tài không nằm trong những bộ quy tắc ứng xử. Bộ quy tắc chỉ mang tính khuyến cáo, mong muốn, chứ không phải quy định pháp lý nên không thể đưa chế tài vào được.
Có một thực tế là trước khi đưa ra bộ quy tắc ứng xử, chúng ta đã có luật Du lịch và trong đó cũng đã ghi rõ những quyền lợi và nhiệm vụ của khách du lịch. Trong một số văn bản triển khai luật cũng đều đề cập đến vấn đề này nhưng thực tế thì sao? Ý tôi muốn nói là, tất cả những quy định có tính pháp lý cao còn chưa thực hiện được một cách nghiêm túc thì bộ quy tắc mới ra là văn bản có tính pháp lý yếu nhất làm sao mà hiệu quả được? Đơn cử như tình trạng khách vào đền, chùa mặc quần ngắn, áo sát nách… ai cũng biết là không chấp nhận được nhưng không ai nhắc nhở, không ai xử phạt. Vậy liệu bộ quy tắc này có khắc phục được những điều như thế không? Câu trả lời là chắc không.
Chúng ta có quyền kỳ vọng “mưa dầm, thấm lâu” chứ thưa ông?
Tôi nói đơn giản thế này, mình bày ra món ăn mà người ta không thích, không muốn ăn thì có bày ra cả năm trời họ cũng không thèm nhòm ngó tới. Họ không đọc, không nhìn thì làm gì được? Không thể có câu chuyện “mưa dầm thấm lâu” đâu. Cái gì để bắt người ta đọc? Cái gì để bắt người ta nhìn? Vì xét cho cùng, tất cả những nội dung để người ta đọc hay sự cố gắng hình ảnh hóa cho người ta nhìn, người ta cảm nhận… chỉ mới là khuyến cáo, mong muốn của nhà quản lý. Cần đặt vấn đề ngược lại, người ta không thực hiện thì làm thế nào? Có ai không biết vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, chèo kéo du khách là vi phạm quy định nhưng sao bao lâu nay vẫn không cải thiện được? Trong khi bộ quy tắc này ra đời lại chỉ nhắc nhở cái người ta đã biết, không đưa ra được các biện pháp xử lý cụ thể, mạnh tay thì thay đổi được gì?
“Đẻ non”
 
 
Chỉ có quy tắc ứng xử vẫn chưa đủ - ảnh 4
Có ai không biết vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, chèo kéo du khách là vi phạm quy định nhưng sao bao lâu nay vẫn không cải thiện được? Trong khi bộ quy tắc này ra đời lại chỉ nhắc nhở cái người ta đã biết, không đưa ra được các biện pháp xử lý cụ thể, mạnh tay thì thay đổi được gì?
Chỉ có quy tắc ứng xử vẫn chưa đủ - ảnh 5
 
PGS-TS Phạm Trung Lương
 

Nhưng rõ ràng các nước có nền du lịch phát triển như Nhật, Thái, Singapore… đều có bộ quy tắc ứng xử và các bộ quy tắc này đã phát huy hiệu quả?

Ở nước ngoài, ý thức tự giác của người dân rất cao, khách du lịch tới nước họ vi phạm thì có quy định phạt cụ thể. Nhưng rất nhiều người VN chỉ chấp hành khi sang nước khác, về nước lại hồn nhiên vi phạm. Chúng ta chưa thể đạt tới mức độ người ta chỉ cần đọc rồi có thể tự thấm, tự làm như các nước phát triển. Chúng ta có luật Du lịch với các chế tài cụ thể, các văn bản mang tính pháp lý cao mà còn chưa hiệu quả thì bộ quy tắc mới mang tính định hướng này làm sao có hiệu quả được. Vì vậy theo tôi, ban hành bộ quy tắc ở thời điểm này là “đẻ non”.
Đây là trách nhiệm của Bộ VH-TT-DL. Trước khi có quyết định xây dựng, soạn thảo bộ quy tắc, cần trả lời các câu hỏi, thời điểm này đã ra được chưa? Nếu ra thì dưới những hình thức như thế nào cho vừa nhẹ nhàng nhưng vẫn nâng cao được nhận thức của người dân cũng như của khách du lịch khi đến các điểm tham quan của VN. Chứ bộ quy tắc này còn không hề có phần tổ chức thực hiện. Ai sẽ là người chủ trì, ai là người triển khai, trách nhiệm đến đâu… đều không có thì làm sao nói đến hiệu quả.
Thực ra trước khi có bộ quy tắc chung, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội, Khánh Hoà .. cũng đã có các bộ quy tắc riêng, ông có cho như vậy là quá nhiều không?
Không chỉ các thành phố du lịch lớn mới có mà ngay tại mỗi điểm du lịch cũng đều có các quy định về văn minh, văn hoá du lịch rồi. Vậy cái bộ quy tắc ứng xử khác gì, hơn gì so với những cái đã có… là câu hỏi vẫn còn để ngỏ. Chưa kể, thêm một bộ ứng xử là thêm phiền phức, khó khăn cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Khách tới TP.HCM phải theo các quy tắc của thành phố, đến Đà Nẵng phải học thêm quy tắc ứng xử của Đà Nẵng giờ lại còn thêm bộ quy tắc chung nữa… học quy tắc thôi đã “loạn” mất rồi. Mỗi địa phương có một nét đặc trưng, phong cách ứng xử riêng, văn hoá riêng, đặt trường hợp có mâu thuẫn thì phải thực hiện theo địa phương hay theo Bộ? Còn nếu không có gì mâu thuẫn thì ra thêm làm gì? Ngay câu chuyện này đã thể hiện tính không nhất quán, không đồng bộ từ trên xuống dưới rồi.
Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch này đã được công bố cả tuần nay nhưng qua khảo sát, ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, rất nhiều người vẫn chưa đọc, theo ông vì sao?
Ngay bản thân tôi cũng có thể nói là rất ít quan tâm đến bộ quy tắc này. Đây là tâm lý chung của những người làm du lịch. Những văn bản pháp lý cao mà dân họ còn không quan tâm thì bộ quy tắc này làm sao thực hiện được. Nên mức độ quan tâm và ảnh hưởng gần như không có.
Ý kiến:
Cần ngắn gọn, tiện lợi
Tổng cục Du lịch, Bộ VH-TT-DL đã quá tham lam, “ôm” nhiều thứ vào trong Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Trong bộ quy tắc có rất nhiều những quy định, những cái đã thuộc về nghiệp vụ của các đơn vị kinh doanh, và cũng có sẵn trong luật Du lịch, không cần thiết phải đưa vào. Cả những quy định chung chung cho cá nhân du khách như ứng xử văn minh, thân thiện, có ý thức bảo vệ môi trường… tất cả những điều “xưa như diễm”, đưa vào là dư thừa. Bộ quy tắc không có chế tài, nên cần ngắn gọn, tiện lợi thì mới mong có tác dụng. Nên rút ngắn thành một cuốn sổ tay tầm 3 – 4 trang với khoảng 20 điều quy định dưới hình thức dí dỏm, sinh động để ai cũng dễ dàng mang theo và có hứng thú đọc khi đi du lịch. Sau đó giao cho các công ty, doanh nghiệp lữ hành để truyền tới tay du khách. Đồng thời có thể dẫn thêm luật để người dân biết các hành vi vi phạm đều có chế tài xử lý. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền thông qua báo đài hoặc đưa lên website của Tổng cục Du lịch.
    Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng tròn Việt
Bộ quy tắc tiêu chuẩn quốc gia là cần thiết
Bộ quy tắc này hơi chậm so với mặt bằng chung. Nó được đưa ra khi các thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng đều có bộ quy tắc riêng rồi. Về nguyên tắc, khi có bộ quy tắc của Tổng cục Du lịch, buộc lòng các tỉnh, thành phố phải rà soát lại xem những tiêu chuẩn nào chưa trùng khớp, rồi còn phải kết hợp với đặc trưng văn hoá riêng của từng khu vực để điều chỉnh cho phù hợp. Vấn đề là Sở Du lịch hoặc Sở  Văn h -Thể thao – Du lịch của các địa phương có tổ chức phổ biến bộ quy tắc đó trong địa phương của mình hay không. Thêm nữa, điểm mấu chốt ở đây là bộ quy tắc không có chế tài xử phạt, tạo tâm lý “làm cũng được không làm cũng không sao” nên rất khó có tác dụng. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng, bộ quy tắc tiêu chuẩn quốc gia là cần thiết vì trên cơ sở đó, các địa phương có thể triển khai thực hiện theo hoặc căn cứ vào đó để xây dựng bộ quy tắc riêng phù hợp với địa phương mình.
   Chuyên gia du lịch Nguyễn Tuấn Quyền

 

Hà Mai (thực hiện)