Cháu lên ba cháu thi… game show
Mười mấy cuộc thi dành cho thí sinh nhí đã và đang phát sóng trên các màn ảnh nhỏ với những cái tên như “người hùng, “siêu nhí”, “thần tượng”… có phải là một phần diện mạo của đời sống giải trí cho trẻ thơ ở VN?
Cháu lên ba cháu thi… game show
Mười mấy cuộc thi dành cho thí sinh nhí đã và đang phát sóng trên các màn ảnh nhỏ với những cái tên như “người hùng, “siêu nhí”, “thần tượng”… có phải là một phần diện mạo của đời sống giải trí cho trẻ thơ ở VN?
Chương trình Biệt tài tí hon phát sóng trên kênh VTV3 – Ảnh: T.L. |
Giờ đây, các cuộc thi thiếu nhi không còn tập trung vào mùa hè, mà xuất hiện bốn mùa trong năm. Cuộc nọ nối cuộc kia, người lớn thi gì y như rằng sau đó sẽ có cuộc thi dành cho trẻ con.
Hiện tại, kênh VTV3 đang phát sóng Biệt tài tí hon vào tối chủ nhật hằng tuần. Tối chủ nhật hằng tuần cũng đang diễn ra Siêu mẫu nhí năm 2017 trên kênh VTV9. Mới đây ngày 11-3, Thần tượng tương lai – cuộc thi ca hát nhạc dân ca, quê hương – cũng vừa lên sóng HTV7.
Song song đó, Giọng hát Việt nhí, Vietnam Idol nhí vừa kết thúc đã tiếp tục chiêu sinh mùa mới.
Trên THVL1 vừa xong Tiếu lâm tứ trụ và Tuyệt đỉnh song ca dành cho người lớn, nhà sản xuất đã nghĩ ngay đến đối tượng thiếu nhi. Và mùa đầu tiên của Tiếu lâm tứ trụ nhí (mở rộng phạm vi thi đa đạng hơn như diễn xuất, ca hát, nhảy múa…) và Tuyệt đỉnh song ca nhí đều đang tuyển sinh rầm rộ.
Giải thích lý do thực hiện đến hai chương trình nhí trong mùa hè tới là Thử tài siêu nhí và Tuyệt đỉnh song ca nhí, bà Phan Thị Kim Dung – giám đốc Công ty Sen Vàng – nói: “Thời nay gia đình nào cũng ít con và ba mẹ đầu tư năng khiếu cho các con rất nhiều.
Cho các con đến với những game show này như một cách “kiểm tra” xem các con đã lĩnh hội được gì sau một thời gian theo các lớp năng khiếu. Không phải phụ huynh nào cho con đi thi cũng với mong muốn con thắng giải, nổi tiếng, kiếm tiền mang về cho gia đình.
Nhiều người cho con đi thi chỉ với mong muốn con mình dạn dĩ hơn, có nhiều cơ hội va chạm với thực tế cuộc sống hơn, cũng như có thêm bạn bè. Riêng nhà đài cũng mong muốn có nhiều sân chơi thiếu nhi cho các em trong dịp hè để các em vui là chính, chứ không để tìm các tài năng đỉnh cao.
Còn với cương vị là nhà sản xuất, ngoài yếu tố kinh doanh, chúng tôi cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng trong việc tạo nên những chương trình, sân chơi mà mọi người mong đợi”.
Có làm 10 game cho con nít đi nữa thị trường vẫn đón nhận, vì VN có dân số trẻ và phụ huynh nhiều người thèm cho con đi thi lắm |
Bà Phan Thị Kim Dung (giám đốc Công ty Sen Vàng) |
Với người lớn, sự hồn nhiên, vô tư, cách nói chuyện ngây thơ, có phần hơi ngô nghê là những nét đáng yêu của trẻ.
Và điều này đang được các nhà sản xuất khai thác triệt để để thu hút khán giả. Các cuộc thi giờ đây không chỉ khai thác khả năng ca hát, nhảy múa của các em nhỏ (như Vietnam Idol nhí, Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí…) mà mở rộng ra với rất nhiều lĩnh vực, có tài gì khoe tài đó: biểu diễn công phu, tính toán siêu nhanh, đối đáp “nhanh như điện”…
Tuổi thi của các bé cũng ngày càng giảm, cháu lên 3 cháu đi… thi game show là chuyện không lạ.
Số lượng tăng, chất lượng giảm Bà Quỳnh Trang – chủ tịch HĐQT Công ty Multi-Media, đơn vị từng tham gia sản xuất chương trình Đồ Rê Mí trên sóng VTV3 – cho biết để tạo sức hút cho chương trình chính bởi sự hồn nhiên trong sáng của các bé, “êkip sản xuất đã phải ăn uống, sinh hoạt cùng với các bé như những người bạn. Khi các em cảm thấy thân quen, tin tưởng mới cởi mở để mình trò chuyện ghi hình. Nói gì thì nói, chương trình thiếu nhi thì không thể đánh mất sự hồn nhiên, vô tư của con trẻ được”. Câu chuyện của Đồ Rê Mí mà bà Quỳnh Trang kể đã diễn ra cách đây mấy năm, khi mà các cuộc thi truyền hình thiếu nhi không rầm rộ như bây giờ. Giờ đây, cả trẻ nhỏ và người lớn đều “chạy sô”. Vì thế, số lượng cuộc thi thì nhiều nhưng chất lượng không đi cùng số lượng. |