11/01/2025

Hiến kế khoán xe công: Chủ trương hay nên luật hoá ngay

Đó là đề nghị của luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên.

 

Hiến kế khoán xe công: Chủ trương hay nên luật hoá ngay

Đó là đề nghị của luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên.



Luật hóa ngay việc khoán xe công sẽ có lợi nhiều mặt  /// ẢNH: NGỌC THẮNG

Luật hoá ngay việc khoán xe công sẽ có lợi nhiều mặtẢNH: NGỌC THẮNG

Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết: Vào năm 2005 – 2006, Quốc hội đã từng triển khai xây dựng và thực hiện nghị quyết về định mức chi tiêu cho các cơ quan của Quốc hội. Trong đó có vấn đề về định mức sử dụng xe công, nhiều người đã đặt ra việc nên khoán sử dụng xe công cho các cơ quan của Quốc hội. Thời điểm đó, Bộ Tài chính đã ủng hộ quyết liệt, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh phát biểu trên báo chí là nếu thực hiện khoán xe công sẽ tiết kiệm được 1.000 tỉ đồng mỗi năm. Lúc ấy, đây là một số tiền rất lớn.
Hiến kế khoán xe công: Chủ trương hay nên luật hóa ngay - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Hiến kế khoán xe công: Đưa chi phí đi lại vào lương

Chuyện quản lý xe công sao cho tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, hợp lòng dân, giống kinh nghiệm thế giới, đã đến lúc phải quyết liệt như chuyện lập lại trật tự lòng lề đường thời gian gần đây trên cả nước.
Khi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, tôi đã chủ động trả lại xe biển số xanh và đi làm bằng xe công cộng, hoặc nhiều lúc đi xe ôm. Lúc ấy, lương của tôi khoảng hơn 5 triệu đồng và được khoán xe công 4,5 triệu đồng/tháng.
Sau nhiều năm thực hiện khoán xe công, tôi thấy tự đi làm có nhiều cái lợi mà người lãnh đạo nếu đi xe công sẽ không thể nào biết được. Đó là có thể lắng nghe được hết tất cả dư luận xã hội mà người dân đang quan tâm, trong đó có không ít câu chuyện về cán bộ, về những điều tốt, cái xấu trong xã hội.
Hiến kế khoán xe công: Chủ trương hay nên luật hóa ngay - ảnh 2

Luật sư Trần Quốc ThuậnẢNH: HẢI NAM

       

Ông có thể cho biết tại sao lúc ấy, việc khoán xe công không đạt hiệu quả như mong muốn?

Việc thực hiện nghị quyết lúc đó rầm rộ nhưng cuối cùng không thành công, nguyên nhân do chủ quan là chính. Sở dĩ có nhiều người không muốn khoán xe công vì lợi ích mà người ta nhận được còn lớn hơn gấp nhiều lần cái lợi nhận được nếu khoán xe công. Ví dụ như tự nhiên có một ông lớn đi xe công xuống cơ sở thì mọi việc đều có thể giải quyết. Nhiều người nhờ vả, can thiệp vào một việc gì đó mà ngồi trên xe biển số xanh đi xuống là có thể giải quyết ngay, đem lại lợi ích cho họ.
Đó là cái ý mà tôi nói đi nói lại nhiều lần: tại sao người ta hay than lương thấp không đủ sống, mà nay lại được khoán một số tiền gần bằng số lương thì cũng không chịu bỏ. Đó là bởi ngồi trên xe công sẽ có những cái lợi lớn hơn.
Theo ông, chủ trương khoán xe công lần này liệu có gặp phải những khó khăn như trước không? Làm sao để đi vào thực tiễn có tính hiệu quả cao?
Thực tế hiện nay nhiều cán bộ tỏ ra rất quan cách, nên cần phải thay đổi. Mà việc cần thay đổi đầu tiên là nên bỏ xe công đi. Nếu quyết định “tước” xe công đi thì uy tín nhà nước sẽ tăng lên, đó cũng là một cách để chống tham nhũng, lạm quyền, nên cần phải làm ngay. Cần phải thể chế hoá thành luật, cụ thể và rõ ràng, áp dụng thống nhất.
Hiến kế khoán xe công: Chủ trương hay nên luật hóa ngay - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

CSGT Đà Nẵng phạt nguội xe biển xanh qua Facebook

Sáng 2.3, Phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Đà Nẵng cho hay vừa xử phạt tài xế điều khiển xe tải của UBND P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng từ phản ánh qua Facebook.
Tôi cho rằng nguyên nhân “thất bại” lần trước là do nghị quyết của Quốc hội lúc ấy chỉ khuyến khích, chứ không bắt buộc, nên nhiều cơ quan không chịu thực hiện. Lợi ích của chủ trương khoán xe thì ai cũng thấy, đã thí điểm và được người dân ủng hộ, hưởng ứng rộng rãi rồi thì nên xây dựng thành luật ngay để theo đó mà áp dụng, phải đưa ra thành một chế độ bắt buộc thực hiện, chứ không nên khuyến khích nữa.
Để đạt hiệu quả cao nhất, theo tôi Quốc hội nên ban hành một nghị quyết về việc này. Đưa ra các định mức, quy định cụ thể và quan trọng là phải cắt ngay mục dự toán ngân sách chi cho chế độ xe mua xe công cho các đơn vị. Theo đó, từ đây trở đi chỉ duyệt mua xe đặc biệt, ví dụ từ bộ trưởng trở lên thì mới có chế độ xe, còn từ thứ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng trở xuống, kể cả đại biểu Quốc hội chuyên trách, phó chủ nhiệm trở xuống thì không dự trù ngân sách cho xe công nữa. Khi không còn được duyệt chi ngân sách thì các cơ quan, địa phương phải tự cân đối và xe công sẽ dần giảm.
Đối với số lượng xe biển số xanh dôi ra cũng cần phải thu hồi và tiến hành đấu giá công khai, minh bạch để tạo nguồn thu, nhưng quan trọng nhất vẫn là công khai cho tất cả người dân đều có quyền tham gia chứ không nên chỉ đấu giá nội bộ. Đã đến lúc nhà nước phải làm ngay vì đây thực sự là một chủ trương ích nước lợi nhà, tạo ra giá trị rất lớn về cả mặt tư duy của cán bộ lẫn khía cạnh tiết kiệm cho ngân sách.
Diễn đàn Hiến kế khoán xe công của Báo Thanh Niên đã nhận được nhiều bài viết, ý kiến góp ý của nhiều bạn đọc, chuyên gia… Các ý kiến, bài viết đã nêu ra những bất cập, lãng phí của thực trạng xe công và đa phần đều ủng hộ chủ trương khoán xe công, đưa ra những giải pháp để chủ trương này đạt được hiệu quả. Đó là nên luật hóa, cách áp dụng hình thức khoán xe công ra sao, hiệu ứng tích cực khi áp dụng ở một số địa phương, có thể đưa chi phí đi lại của cán bộ vào lương, giải quyết số lượng xe công dôi dư như thế nào… Đồng thời các bài viết cũng cho rằng chủ trương này sẽ góp phần làm cho hình ảnh của cán bộ gần gũi, thân thiện với người dân hơn và tiết kiệm cho ngân sách.
Thanh Niên xin cảm ơn những ý kiến quý giá của độc giả, và mong muốn những góp ý, những giải pháp đã đăng tải sẽ được cơ quan chức năng ghi nhận và tham khảo.
Thanh Niên

 

Hải Nam (thực hiện)