11/01/2025

Biết rượu ở đâu ra mà dám uống?

Trước thông tin liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu có methanol gây chết nhiều người, một số người nước ngoài sống tại Việt Nam chia sẻ cái nhìn của họ về nguy cơ của các loại rượu nấu, pha chế thủ công.

 

Biết rượu ở đâu ra mà dám uống?

Trước thông tin liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu có methanol gây chết nhiều người, một số người nước ngoài sống tại Việt Nam chia sẻ cái nhìn của họ về nguy cơ của các loại rượu nấu, pha chế thủ công.

 

 

 

Biết rượu ở đâu ra mà dám uống?
Sau nhiều vụ ngộ độc rượu có methanol dẫn đến chết người, rượu không có nguồn gốc và nhãn mác vẫn được bày bán ở chợ tại Hà Nội – Ảnh: CHÍ TUỆ

“Làm sao biết được là rượu đó có uống được hay không? Có bất cứ thử nghiệm nào được thực hiện trước khi người ta bán không? Có cơ quan nào kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận an toàn cho loại rượu này không?

Anh Harvard Chong đưa ra hàng loạt câu hỏi để giải thích vì sao anh không uống rượu thủ công

Anh Robert Ackley (người Mỹ, giáo viên tiếng Anh):

Biết rượu ở đâu ra mà dám uống?
nh: NVCCẢ

Người nước ngoài thường tránh

Tôi từng nghe vài chuyện nguy hiểm xung quanh việc uống rượu giả. Trước đây cũng từng có trường hợp một người nước ngoài ở TP.HCM tử vong do ngộ độc methanol sau khi uống rượu không rõ nguồn gốc.

Tôi và vài người bạn thỉnh thoảng có nhận lời uống rượu gạo với người dân địa phương, nhưng thường chúng tôi lịch sự từ chối vì hiểu rằng chỉ cần ngồi xuống là họ sẽ rủ uống thêm. Vì lý do đó mà chúng tôi cũng thường thận trọng. Tôi không muốn bất lịch sự nhưng tôi cũng không muốn mình say bét nhè…

Tuy nhiên, tôi biết nhiều người nước ngoài tránh uống rượu thủ công kiểu đó vì họ chẳng biết rượu đó ở đâu ra, hay rượu đó mạnh cỡ nào, vì nồng độ mỗi chai thường khác nhau.

Ở Mỹ chúng tôi cũng có rượu nhà nấu nhưng không thực sự là vấn đề đáng lo. Một vài người cũng nấu bia, rượu trái cây hoặc rượu nặng tại nhà nhưng thường chỉ nấu cho nhà mình dùng hoặc chia sẻ với bạn bè.

Cũng giống như bất cứ thứ gì ở Mỹ, nếu bạn bắt đầu buôn bán mặt hàng nào đó với số lượng lớn mà không có giấy phép, bạn sẽ bị bắt. Do vậy người ta thường chỉ nấu bia, rượu cho ở nhà dùng, nên họ cũng chăm chút về mặt chất lượng.

Chưa kể ở Mỹ, việc mua rượu được quản lý cực kỳ nghiêm ngặt. Người mua phải trên 21 tuổi và không hề có ngoại lệ nào.

Ở một số bang, người ta không kiểm tra chứng minh thư của người mua thường xuyên lắm, nhưng sẽ là một mối nguy cho những cửa hàng nào bán rượu cho người chưa đủ tuổi, bởi vì nếu bị phát hiện, họ có thể bị buộc đóng cửa trong một tuần và bị phạt rất nặng.

Cảnh sát cũng thường mặc thường phục đi kiểm tra để bắt những trường hợp đó. Tại Mỹ, việc mua bán thuốc lá cũng quản lý nghiêm ngặt như vậy.

Theo tôi, để chấm dứt tình trạng nấu, pha chế rượu không đảm bảo chất lượng là phạt thật nặng những trường hợp vi phạm, đồng thời thường xuyên kiểm tra các cơ sở nấu rượu.

* Anh Harvard Chong (người Singapore, kỹ sư):

Biết rượu ở đâu ra mà dám uống?
Ảnh: NVCC

Thấy nguy cơ, 
sẽ không uống

Tôi từng đọc tin tức về nhiều người ở Ấn Độ cũng bị ngộ độc và tử vong sau khi uống rượu nấu thủ công. Tôi chưa từng thử rượu nấu thủ công bao giờ, nhưng tôi nghĩ là mình sẽ không bao giờ uống.

Làm sao biết được rượu đó có uống được hay không? Có bất cứ thử nghiệm nào được thực hiện trước khi người ta uống không? Có cơ quan nào kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận an toàn cho loại rượu này không?

Trong khi đó, những nhà sản xuất bia rượu lớn sẽ phải có giấy phép để sản xuất số lượng lớn. Tôi có thể hiểu được vì sao người nước ngoài “né” loại rượu này.

Tôi không nghĩ chính quyền có thể quản lý được hết tất cả các cơ sở sản xuất rượu thủ công vì số lượng các cơ sở này không ít và hơn nữa đây là loại rượu tự nấu, ai cũng có thể nấu ở nhà. Trừ khi có lệnh cấm hẳn việc sản xuất loại rượu này…

Theo tôi, để giải quyết vấn đề này cần phải tuyên truyền cho mọi người biết rằng uống rượu nấu thủ công sẽ tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe, thậm chí có thể mất mạng như nhiều trường hợp đã xảy ra khi uống phải rượu có methanol. Một khi người ta hiểu ra, sẽ không còn nguồn cầu, ắt dẫn đến việc không còn nguồn cung.

Ở Singapore, chính quyền quản lý việc mua bán rượu rất chặt chẽ. Tôi chưa bao giờ nghe có rượu tự nấu để bán ở Singapore. Tuổi được phép uống rượu ở Singapore là 18 và người ta chỉ có thể mua tại những nơi có giấy phép bán rượu.

Thông thường, nếu bạn nhìn trẻ quá so với tuổi, chủ cửa hàng hoặc nhân viên bán hàng sẽ yêu cầu bạn xuất trình chứng minh thư để xác minh bạn có đủ 18 tuổi hay chưa. Nếu bạn chưa đủ tuổi, họ sẽ không bán cho bạn vì đó là trái luật.

Tại Singapore, tất cả cửa hàng tiện lợi và siêu thị mở cửa 24/24 giờ nhưng đều ngừng bán rượu sau 10h30 tối đến 7h sáng hôm sau. Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ chỉ có thể mua rượu tại các quán bar hoặc nhà hàng và phải uống tại chỗ.

Việc uống rượu ở nơi công cộng trong khoảng thời gian nói trên bị cấm trên toàn đất nước Singapore.

Jordan Howard (người Mỹ, thiết kế web):

Nguy hiểm là do thả nổi việc quản lý

Tôi từng thử qua rượu gạo nấu thủ công của người Việt Nam lúc về quê với vợ tôi. Đó là loại rượu rất mạnh, nên lần đó tôi không uống nhiều.

Tôi nghĩ rượu gạo là một phần khá hay của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Rượu gạo đã được làm cả bao đời nay nên nếu bạn biết được xuất xứ của rượu mình uống thì sẽ không có vấn đề gì.

Vấn đề nguy hiểm là lâu nay chuyện quản lý việc nấu, pha chế rượu thủ công để bán trên thị trường bị thả nổi. Và hậu quả của việc thả nổi quản lý là nhiều người bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong do uống phải loại rượu giả chỉ là cồn công nghiệp pha với nước!

NGỌC ĐÔNG gh