11/01/2025

Giáo dục mầm non nhiều thiệt thòi: Giáo viên thiếu cả lượng lẫn chất

Cả nước thiếu hơn 30.000 giáo viên mầm non, chất lượng từ khâu đào tạo đến sử dụng cũng ở mức thấp nhất so với các bậc học khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giáo dục mầm non luôn có nhiều bất cập.

 

Giáo dục mầm non nhiều thiệt thòi: Giáo viên thiếu cả lượng lẫn chất

 

Cả nước thiếu hơn 30.000 giáo viên mầm non, chất lượng từ khâu đào tạo đến sử dụng cũng ở mức thấp nhất so với các bậc học khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giáo dục mầm non luôn có nhiều bất cập.



Trẻ dưới 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách nên phải cần những giáo viên giỏi giảng dạy
 /// Ảnh: Ngọc Dương

 

Trẻ dưới 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách nên phải cần những giáo viên giỏi giảng dạyẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

Giáo viên giống… người giúp việc
Thống kê tới tháng 1.2017 của Cục Nhà giáo – Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT cho thấy chỉ tính riêng cơ sở mầm non công lập, cả nước hiện đang thiếu tới 32.641 giáo viên (GV), chưa kể hệ thống tư thục. Điều này dẫn tới việc tuyển dụng GV mầm non đang theo xu hướng ồ ạt, thiếu chọn lọc.
Một phụ huynh ở P.Định Công, Q.Hoàng Mai (Hà Nội) kể con hơn 1 tuổi nên không có trường công lập nào nhận, phải gửi ở một nhóm trẻ tư thục. Vài tháng đầu có 2 GV trẻ nhưng sau đó thì thấy thay GV liên tục. Theo phụ huynh này, càng về sau GV càng không giống cô giáo mầm non mà giống một người giúp việc ở quê ra trông trẻ, các “cô” nói tiếng địa phương rất nặng, ăn mặc cũng tùy tiện nên nhà ai bí quá đành phải “liều” gửi chứ thật sự là không hề yên tâm…
Một phụ huynh khác thì cho hay, kinh nghiệm sau 2 năm gửi con và đổi tới 3 cơ sở khác nhau cho thấy, cơ sở nào cũng đều có chung một vấn đề rất lớn là GV thay đổi liên tục và không có chọn lọc…

Điều này cũng đúng như nhận định của lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội: Nhiều trường tư thục, nhóm trẻ khi đăng ký nhân sự với UBND phường và phòng GD-ĐT là tên GV này nhưng khi đoàn xuống kiểm tra lại là người khác. Nguyên nhân theo các cơ sở là GV vào làm rồi nghỉ việc nên phải tìm người thế vào chưa kịp cập nhật để báo cáo. Đó là vấn đề chung của rất nhiều cơ sở mầm non tư thục hiện nay. Các trường thường xuyên rơi vào thế GV nghỉ việc bất kỳ lúc nào mà không báo trước để đủ thời gian tìm người thay thế.

Một chủ cơ sở mầm non tư thục ở phố Tây Sơn, Q.Đống Đa, Hà Nội cho biết có những GV hôm nay còn đi dạy nhưng ngày mai đã nghỉ việc mà không thể nào liên lạc được. Phần lớn các trường và nhóm lớp tư thục chỉ có thể tuyển GV ngoại tỉnh, cuộc sống thuê trọ bấp bênh, làm ở cơ sở tư thục chỉ là để lấp chỗ trống trong lúc chờ cơ hội tốt hơn… nên các trường tìm người liên tục, khó đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn cho trẻ.

Tuyển sinh ồ ạt, không đảm bảo chất lượng

Tiến sĩ Hồ Lam Hồng, Viện Nghiên cứu sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng xu hướng các trường mầm non tư thục mở ra nhiều nên nhu cầu phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ GV mầm non cho các trường tăng mạnh đã khiến các loại hình đào tạo mầm non nở rộ.
Đào tạo GV mầm non hiện nay rất đa dạng, từ hệ trung cấp đến sau ĐH, loại hình chính quy, tại chức, từ xa, liên thông. Nơi đào tạo bao gồm cả trường sư phạm, ngoài sư phạm, trung tâm giáo dục thường xuyên… Theo bà Hồng, điều này dẫn đến tình trạng tuyển sinh ồ ạt và không đảm bảo chất lượng. Các đơn vị tổ chức liên kết với các cơ sở đào tạo nhưng việc giám sát chất lượng lại lỏng lẻo. GV mầm non mới ra trường có khi không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hoặc phải đào tạo lại mới sử dụng được. Quá trình đào tạo nặng về lý thuyết, coi nhẹ thực hành.
Đáng lo ngại, động cơ chọn nghề của phần đông sinh viên là do không hiểu biết về ngành nghề, thấy điểm tuyển thấp hơn so với ngành khác nên chọn vào hoặc không kiếm được nghề nào khác (nên học thêm nghề này dễ bề xin việc). Mặt khác, do nhiều loại hình đào tạo GV mầm non nên đơn vị liên kết đào tạo chỉ chạy theo số lượng người học khiến việc tuyển chọn đầu vào mang tính chiếu lệ.

Ngày 23.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng làm việc với Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện tự chủ và công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, định hướng phát triển ngành giáo dục đến năm 2020.

Thiếu giáo viên giỏi để dạy trẻ

Theo bà Hồ Lam Hồng, trẻ em dưới 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất đối với việc hình thành nhân cách, trong đó 3 năm đầu là “giai đoạn vàng của sự phát triển”. Để giáo dục tốt trẻ nhỏ lại phải cần những GV rất giỏi. GV mầm non không phải dạy theo tiết mà ở cả ngày với trẻ, vừa làm công tác giáo dục vừa chăm sóc. Với một khối lượng công việc như vậy, GV mầm non thường rất vất vả, họ không chỉ chịu áp lực về chất lượng giáo dục mà còn phải đảm bảo cả chất lượng về sức khoẻ, tinh thần và an toàn cho trẻ.
Tuy nhiên, theo bà Hồng, do chưa được coi trọng nên GV mầm non bị coi thường. Vai trò của GV mầm non chưa được đánh giá đúng mức kể cả tiền lương cũng như nhìn nhận của xã hội. Nổi lên nhất thời gian gần đây là việc một loạt địa phương quyết định chuyển số GV dôi dư ở cấp trung học xuống dạy mầm non để giải bài toán thừa thiếu GV chỉ sau một thời gian bồi dưỡng ngắn ngủi.
Bà Lê Minh Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng trẻ em dưới 3 tuổi phải chăm sóc, giáo dục vô cùng tỉ mỉ… Nếu giáo sinh mầm non không được dạy nghề tốt thì sau này ra trường làm việc sẽ rất dễ gây nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng nêu quan điểm: Chất lượng GV là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non là bậc học đặc thù, đòi hỏi GV mầm non phải đáp ứng được những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt để có thể chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tốt nhất. Cũng theo bà Nghĩa, trong Đề án đổi mới đào tạo, bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT trong thời gian tới thì GV mầm non cũng là đối tượng được quan tâm nâng cao chất lượng.


Giáo viên “thế thân”
Theo các chuyên gia, năng lực và kỹ năng của GV các trường ngoài công lập rất đáng báo động. Một chủ trường tư tại Q.7 (TP.HCM) cho hay các trường mầm non tư thục, nhóm trẻ rất khó khăn trong tuyển dụng GV. GV tại thành phố thì chọn trường công hoặc trường quốc tế còn trường tư, nhóm lớp chỉ có thể tuyển GV ngoại tỉnh. Những GV này thường không ổn định, khó ràng buộc khiến nhân sự biến động liên tục. Nhiều cơ sở thông báo tuyển dụng quanh năm suốt tháng để có thể trám chỗ kịp thời.
Một lãnh đạo Q.Gò Vấp thừa nhận có thực trạng “thế thân” trong các cơ sở mầm non. Nhiều trường tư thục, nhóm trẻ khi đăng ký nhân sự là GV A nhưng khi kiểm tra lại là GV B.
Bích Thanh

 

Tuệ Nguyễn