10/01/2025

‘Độ’ xe giường nằm, dễ xảy ra cháy

Vì sao xe khách giường nằm liên tục bị cháy? Các cơ quan chức năng giải mã vấn đề này như thế nào? Luật pháp điều chỉnh, xử lý hành vi trên ra sao?

 

‘Độ’ xe giường nằm, dễ xảy ra cháy 

Vì sao xe khách giường nằm liên tục bị cháy? Các cơ quan chức năng giải mã vấn đề này như thế nào? Luật pháp điều chỉnh, xử lý hành vi trên ra sao?

 

 

 

'Độ' xe giường nằm, dễ xảy ra cháy 
Lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra hệ thống điện và thiết bị PCCC trên xe khách giường nằm tại bến xe Nước Ngầm – Ảnh: Hoàng Bách

Ngày 21-2, xe khách giường nằm 45 chỗ của nhà xe Anh Tuấn đang chạy từ Đà Lạt đi Gia Lai đến đèo Phú Sơn (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ chết máy.

Sau đó tài xế và phụ xe phát hiện phần đuôi xe đang cháy liền dùng bình chữa cháy dập lửa, đồng thời hô hoán hành khách trên xe xuống đường. Chỉ sau vài chục phút, xe khách này bị cháy rụi hoàn toàn.

Bỗng dưng cháy

Trước đó ngày 8-2, xe khách hai tầng 42 chỗ đang lưu thông trên đường Hồ Chí Minh hướng Kon Tum – Đà Nẵng khi đến đèo Lò Xo (địa phận xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) bất ngờ cháy trơ khung.

Trong năm 2016 đã xảy ra hàng loạt vụ cháy xe giường nằm. Chiều 28-12-2016, xe khách giường nằm chạy tuyến Hải Phòng – Phú Thọ đang di chuyển trên đại lộ Thăng Long khi đến cầu vượt An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát hoả.

Tài xế nhanh chóng tấp xe vào lề đường, cùng hành khách dập lửa nhưng vô vọng.

Rạng sáng 3-12-2016, xe khách giường nằm hơn 40 chỗ đang chạy trên quốc lộ 1 (thuộc địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) hướng Nam – Bắc, tài xế phát hiện mùi khét ở phía đầu xe và xe bốc cháy dữ dội.

Khoảng 30 phút sau, chiếc xe đã bị thiêu rụi cùng nhiều tài sản, hàng hóa của nhà xe và hành khách.

Trước đó vào chiều 23-9-2016, xe khách 98B-016.03 do tài xế Trần Anh (44 tuổi, quê Hải Dương) điều khiển lưu thông theo lộ trình Bắc Giang – Lâm Đồng bị cháy khi dừng lại mua phí đường bộ tại xã Hoà Xuân Đông, huyện Đông H, tỉnh Phú Yên. Hành khách cùng nhà xe phải tháo chạy xuống đường.

Hệ thống điện quá tải?

Trong vụ cháy xảy ra ngày 8-2 trên đèo Lò Xo, đại tá Nguyễn Giới – trưởng Công an huyện Phước Sơn – cho biết theo hai nhận định ban đầu, nguyên nhân dẫn đến cháy do lúc đổ đèo hệ thống phanh phát nhiệt và đèn trang trí của nhà xe vượt quá công suất điện trong xe giường nằm nên dẫn đến chập, cháy.

Tương tự, trong vụ cháy xe giường nằm xảy ra ngày 21-2 tại địa phận huyện Lâm Hà, tài xế khai nhận khi xe có dấu hiệu chết máy đã cho xe tấp vào lề đường trên đèo Phú Sơn.

Khi kiểm tra phát hiện lửa ở bộ phận dẫn điện của xe. Công an huyện Lâm Hà đã mời Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng lấy các mẫu vật đi giám định.

Trong khi đó, theo ông Trần Vũ Quảng – giám đốc Công ty TNHH Hà Sơn Hải (có nhiều năm kinh doanh dịch vụ vận tải), nguyên nhân dẫn đến cháy xe khách, xe giường nằm phần lớn do điện. Nếu hệ thống điện không bị thay đổi và được kiểm tra, giám sát định kỳ thì xe rất khó xảy ra cháy.

“Tôi được biết có nhiều nhà xe nhập xe giường nằm từ Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng để giảm bớt chi phí đầu tư, chủ xe đã mua hệ thống điện của Trung Quốc thay thế.

Ví dụ máy lạnh của Nhật trên xe khách có giá 180 triệu đồng nhưng của Trung Quốc chỉ 60 triệu. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ cháy xe khách thời gian vừa qua” – ông Quảng nói.

Xe “độ” không được kiểm định

Một đăng kiểm viên (Cục Đăng kiểm VN) cho biết qua công tác kiểm định phát hiện nhiều trường hợp xe khách tự ý thay đổi hệ thống điện, đấu nối thêm dàn đèn trang trí, bảng hiệu, tivi, đầu DVD…

Trong khi đó, nhà sản xuất đã tính toán rất kỹ và thiết kế hệ thống điện vừa đủ cho xe vận hành. Nếu “độ” thêm các thiết bị khác sẽ dẫn đến quá tải gây chập, cháy.

Anh Trần Hữu Trọng, chủ xe giường nằm chạy tuyến Đắk Lắk – TP.HCM, phàn nàn khi đem xe đi kiểm định bị nhân viên trạm đăng kiểm buộc tháo hết dàn đèn 
trang trí, cục biến điện 220V và tivi.

Anh thắc mắc thì đăng kiểm viên cho biết những thiết bị này không có trong hồ sơ thiết kế của nhà sản xuất.

Theo giải thích của một cán bộ Cục Đăng kiểm VN, hệ thống điện trên xe là điện một chiều 24V đã bị nhà xe tự chế, dùng cục biến điện thành 220V không những gây nguy hiểm cho người sử dụng, mà còn dễ gây ra cháy nổ.

“Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ xe khách do chập điện. Có thể do nhà xe lắp đặt cục biến điện 
từ 24V thành 220V để cấp điện cho màn hình tivi đã sử dụng loại dây điện không đúng tiêu chuẩn nên gây ra các vụ cháy xe” – vị này cho biết.

Mới đây, Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm VN yêu cầu các đơn vị kiểm định trên cả nước tăng cường kiểm tra và ngăn ngừa việc chủ xe tự ý chế, đấu nối, lắp thêm các thiết bị không đúng với thiết kế của nhà sản xuất dẫn đến 
tiềm ẩn nguy cơ quá tải, chập điện gây cháy.

Ông Nguyễn Hồng Hệ – trưởng phòng kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) – cho biết sau khi có chỉ thị của Bộ GTVT yêu cầu kiểm tra, rà soát xe khách giường nằm, Cục Đăng kiểm đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị kiểm định đối với các phương tiện lắp thêm thiết bị điện phải kiên quyết tháo bỏ mới kiểm định.

Trong trường hợp chủ xe thay đổi hệ thống điện so với thiết kế thì các cơ quan chức năng không kiểm định.

“Khi đăng kiểm viên yêu cầu nhà xe tháo bỏ thiết bị điện lắp sai đã xảy ra tranh cãi, căng thẳng với chủ xe. Tuy nhiên với trách nhiệm của cơ quan kiểm định, chúng tôi phải làm hết mình để giảm thiểu những tai nạn không đáng có…” – ông Hệ chia sẻ.

Chưa có quy định xử phạt

Hiện nay chưa có quy định xử phạt về các lỗi tự ý lắp đặt thêm hệ thống điện trên xe. Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông chỉ xử phạt các xe lắp đặt thêm ghế ngồi hoặc giường nằm, xe thiếu bình chữa cháy, thiết bị giám sát hành trình, búa thoát hiểm…

Tăng cường kiểm tra xe khách giường nằm

Bộ GTVT đã có công điện yêu cầu thanh tra bộ, Cục Đăng kiểm VN, các sở GTVT rà soát, kiểm tra các điều kiện về an toàn kỹ thuật và kinh doanh vận tải đối với xe khách giường nằm.

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Trần Kỳ Hình – cục trưởng Cục Đăng kiểm VN – cho biết trong thời gian qua, cục đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm yêu cầu các chủ xe tháo gỡ toàn bộ thiết bị điện tử, hệ thống dây điện kết nối vào màn hình tivi, karaoke, cassette… không có trong thiết kế của nhà sản xuất.

Việc lắp đặt thêm hệ thống điện trên xe, đặc biệt là các mối nối đường dây điện hoặc chất lượng dây điện không đảm bảo, có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ nổ trên xe khách giường nằm.

HOÀNG BÁCH – NGỌC ẨN