09/01/2025

Chọn công tác đánh giá cán bộ làm khâu đột phá

Đó là chỉ đạo của ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, tại Hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 diễn ra hôm qua (4.3) ở Hà Nội.

 

Chọn công tác đánh giá cán bộ làm khâu đột phá

Đó là chỉ đạo của ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, tại Hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 diễn ra hôm qua (4.3) ở Hà Nội.



Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh phát biểu chỉ đạo hội nghị  /// ẢNH: TR.SƠN

Uỷviên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh phát biểu chỉ đạo hội nghịẢNH: TR.SƠN

Hội nghị có sự tham gia của 6 Uỷ viên Bộ Chính trị, 69 Uỷ viên T.Ư Đảng và được truyền hình trực tiếp tới 73 điểm cầu trên toàn quốc.
Có tiêu cực, thao túng trong công tác cán bộ?
Theo báo cáo tổng kết công tác 2016 của Ban Tổ chức T.Ư, do ông Nguyễn Thanh Bình, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức T.Ư, trình bày, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém như chưa khắc phục được tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của T.Ư về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa đạt được mục tiêu đề ra. 

 
 
Chọn công tác đánh giá cán bộ làm khâu đột phá - ảnh 1
Mấu chốt của vấn đề chính là ở khâu đánh giá cán bộ, còn có tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, bệnh thành tích… Nếu làm tốt công tác đánh giá cán bộ thì sẽ khắc phục được sự bất hợp lý giữa đánh giá cán bộ, xếp loại cá nhân với đánh giá tập thể
Chọn công tác đánh giá cán bộ làm khâu đột phá - ảnh 2
 
Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
 


Báo cáo đánh giá công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém, sơ hở. Cụ thể, ở một số nơi, một số trường hợp tuy thực hiện “đúng” quy trình nhưng vẫn không chọn “trúng” người, “đúng” việc, gây bức xúc trong xã hội như các trường hợp: Nguyễn Xuân Sơn, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… “Tình trạng trên phải chăng là do: Còn sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu dân chủ trong việc giới thiệu quy hoạch, giới thiệu nhân sự? Còn kẽ hở trong quy trình, thủ tục thẩm định, đề bạt, điều động, bổ nhiệm? Công tác quản lý hồ sơ và thẩm định hồ sơ còn đơn giản, chủ quan? Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, theo dõi và quản lý cán bộ còn lỏng lẻo? Phân cấp quản lý cán bộ còn chưa hợp lý, dễ bị lợi dụng để hợp thức hóa? Có tiêu cực, thao túng trong công tác cán bộ?”, báo cáo đặt vấn đề.
Còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Đinh Thế HuynhUỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đánh giá cao việc trong năm, toàn ngành đã tích cực đổi mới toàn diện các mặt công tác; triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ với quyết tâm cao, nỗ lực hoàn thành một khối lượng công việc lớn với kết quả rất đáng ghi nhận. Bên cạnh những thành tích của ngành, ông Huynh cũng nhấn mạnh cần phải nghiêm túc thấy rằng công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần phải kiên quyết khắc phục.
Gợi ý về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của ngành tổ chức xây dựng Đảng, ông Đinh Thế Huynh nêu ra thực tế nhiều nơi 100% cá nhân được đánh giá là hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng tập thể của những cá nhân ấy chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình, thậm chí không hoàn thành nhiệm vụ được giao. “Mấu chốt của vấn đề chính là ở khâu đánh giá cán bộ, còn có tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, bệnh thành tích… Nếu làm tốt công tác đánh giá cán bộ thì sẽ khắc phục được sự bất hợp lý giữa đánh giá cán bộ, xếp loại cá nhân với đánh giá tập thể”, ông Đinh Thế Huynh nói. Để khắc phục tình trạng trên, ông Huynh đề nghị nên chọn công tác đánh giá cán bộ làm khâu đột phá để triển khai trong năm 2017.
Lãnh đạo, cán bộ phải làm gương
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư, nêu rõ thực trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều kinh phí; “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái, tiêu cực, tham nhũng chưa được đẩy lùi, có mặt có nội dung diễn biến phức tạp hơn đang là những vấn đề bức xúc của nhân dân, dư luận và ngay trong bản thân cán bộ, đảng viên.
Ông Phạm Minh Chính cho biết một trong những công việc mà ngành tổ chức xây dựng Đảng chủ trì thực hiện trong năm 2017 là đề án “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trình Hội nghị T.Ư 6. Theo ông Chính, đây là công cụ, phương thức lãnh đạo nhưng hiện nay “vẫn lúng túng chưa tìm được đường ra vì nó đụng chạm”. Cụ thể, vấn đề này đã được nhiều đại hội xác định, Đại hội XII cũng đã chỉ rõ nội dung, Nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư cũng đã nêu, nhưng đến nay vẫn thấy hết sức khó khăn.
“Ai cũng biết cả nhưng ai cũng ngại động đến. Qua hội nghị này, với tinh thần chiến đấu, tinh thần tích cực chủ động, đề nghị các bí thư cấp uỷ các cấp tích cực chỉ đạo vấn đề này. Các đồng chí phải tâm huyết, phải day dứt vấn đề này chúng ta mới làm được. Cơ sở mà không quyết tâm thì khó làm lắm”, ông Chính nhấn mạnh.
Trưởng ban Tổ chức T.Ư cho biết, qua quá trình khảo sát 21 địa phương thì nơi nào cũng đều đề nghị tăng thêm biên chế cả bên đảng lẫn chính quyền, đặc biệt là ở cấp cơ sở mặc dù hiệu quả rất thấp. Tương tự việc sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng “một nhiệm vụ chỉ một cơ quan, một tổ chức đảm nhiệm” cũng rất khó khăn. Lý do được ông Phạm Minh Chính chỉ ra là vì “chúng ta nặng tình cảm, nặng về quan hệ con người – con người mà chưa rạch ròi, chưa ăn khớp giữa ý chí và hành động”.
Đề nghị thí điểm nhất thể hoà bí thư kiêm chủ tịch
Theo Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, việc đặt ra vấn đề nhất thể h chức danh dẫn tới yêu cầu nhất thể hoá một số tổ chức như thế nào để đảm bảo đồng bộ. Ông Phớc nêu ví dụ nếu nhất thể hoá ban tổ chức của các tỉnh uỷ với Sở nội vụ, hoặc các ban tuyên giáo với Sở thông tin – truyền thông thì cần phải có sự nhất thể h ở cấp trên. Ví dụ như bí thư tỉnh uỷ phải kiêm chủ tịch tỉnh mới có thể đảm bảo chỉ đạo được bộ máy. Ông Phớc đề nghị báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho thí điểm việc này ở một số nơi, đồng thời cần có quy chế tránh lạm quyền.


 

Trường Sơn