Thế giới đang bước vào “kỷ nguyên hậu kháng sinh”, theo đó những trường hợp nhiễm trù
Cảnh báo về siêu vi khuẩn kháng thuốc
Thế giới đang bước vào “kỷ nguyên hậu kháng sinh”, theo đó những trường hợp nhiễm trù
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi giới chuyên gia y tế khẩn cấp điều chế những dòng kháng sinh mới để đối phó với 12 họ vi khuẩn nguy hiểm, mà theo tổ chức này đang trở thành những mối đe dọa khủng khiếp đối với sức khoẻ nhân loại trong giai đoạn tới. Nhiều họ vi khuẩn đã tiến hóa thành công để trở thành các siêu khuẩn chết chóc, kháng được nhiều loại thuốc hiện có. Theo giải thích của giới y học, những vi khuẩn này bằng cách nào đó đã sản sinh được năng lực đề kháng trước những liệu pháp điều trị lâu nay, trước khi truyền các gien đã điều chỉnh cho những thế hệ sau thích ứng và tiếp tục chuyển hóa.
Trong những thập niên gần đây, vi khuẩn kháng thuốc như Staphylococcus aureus (MRSA) hoặc Clostridium difficile đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Bên cạnh đó, những dòng siêu khuẩn gây ra các bệnh lao phổi và bệnh lậu giờ đây đã vô phương chữa trị. Trước tình hình này, giới chuyên gia thúc giục các chính phủ cần phải đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nếu muốn phát hiện những dòng thuốc mới kịp lúc. “Tình trạng kháng kháng sinh đang gia tăng và chúng ta đang nhanh chóng mất đi những biện pháp điều trị có thể”, tờ The Guardian dẫn lời trợ lý chuyên về các hệ thống sức khoẻ và sáng kiến của Tổng giám đốc WHO, Marie-Paule Kieny. “Nếu chúng ta để mặc cho động lực thị trường dẫn dắt, những kháng sinh cần một cách cấp bách sẽ không được điều chế đúng hạn”, theo bà Kieny.
Ngày 30.11, tại Hà Nội, các bộ: Y tế, Công thương, NN-PTNT, TN-MT phối hợp tổ chức mít tinh truyền thông về phòng chống kháng thuốc với thông điệp “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”.
Vi khuẩn có thể kháng thuốc khi con người uống không đúng liều kháng sinh. Những dòng vi khuẩn kháng kháng sinh có thể lây lan trực tiếp từ động vật, nguồn nước và không khí, hoặc từ người khác. Khi các dòng kháng sinh phổ biến nhất không phát huy tác dụng, giới bác sĩ buộc phải chuyển sang thử những loại đắt tiền hơn, làm kéo dài thời gian bệnh tật và tăng phí điều trị, vì những trường hợp này cần được nhập viện. WHO đã phân loại danh sách bệnh tật cần ưu tiên điều chế thuốc mới theo 3 mức độ cấp bách: khẩn cấp, đe dọa cao và trung bình. Nghiêm trọng nhất dĩ nhiên là nhóm khẩn cấp bao gồm vi khuẩn kháng đa kháng sinh thường xuất hiện trong môi trường bệnh viện, bệnh xá và những cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Trong số này bao gồm Acinetobacter, Pseudomonas và nhiều chủng Enterobacteriaceae, nguyên nhân gây ra những tình trạng nhiễm trùng chết người, như viêm phổi, nhiễm trùng máu. Vào tháng 1, một phụ nữ Mỹ đã chết do nhiễm trùng, kháng toàn bộ 27 dòng kháng sinh hiện có, do chủng Enterobacteriaceae gây nên.
Trong một thông tin liên quan, các nhà nghiên cứu tại University College London (Anh) hồi đầu tháng 2 đã phát hiện phương pháp mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn. Theo đó, họ tìm được một phương thuốc đặc biệt có đủ năng lực xé toạc vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Hiện các chuyên gia không ngừng nghiên cứu thêm về chúng trước khi đưa ra thông tin cụ thể.
Giới chuyên gia toàn cầu đang vận động áp dụng mức giới hạn dưới 9 liều kháng sinh mỗi năm cho một người để ngăn chặn thảm họa siêu khuẩn có thể bùng nổ.
Sau khi tiến hành thử nghiệm chữa trị vết thương trên thỏ và người bằng công nghệ plasma, kết quả cho thấy vết thương khỏi nhanh hơn hẳn cách chữa truyền thống.