06/01/2025

Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được

Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “hoạ sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

 

Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được

Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “hoạ sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

 

 



Chút hoài niệm về Sài Gòn xưa tại góc đường Cao Bá Quát - Thái Văn Lung, Q.1, TP.HCM	
 /// Ảnh: Quỳnh Trân

 

Chút hoài niệm về Sài Gòn xưa tại góc đường Cao Bá Quát – Thái Văn Lung, Q.1, TP.HCMẢNH: QUỲNH TRÂN

 

Hơn 3 tháng nay, ở góc đường Cao Bá Quát – Thái Văn Lung (Q.1, TP.HCM) xuất hiện hai bức bích hoạ như một sự hoài niệm về Sài Gòn xưa. Tác giả là những người còn rất trẻ. Từ Hà Nội vào phương nam lập nghiệp, anh Đỗ Nguyên Chung gặp các bạn là sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật cùng rủ nhau mở quán kinh doanh. Nhìn 2 bức tường góc đường trước quán đã quá cũ, nhóm bạn liền lên kế hoạch vẽ bích hoạ. Sau một tuần, bức tranh hoàn thành với những hình ảnh bình dị, thân thương như chiếc xe máy 67, xe lam, người phụ nữ búi tóc bán hàng rong…
Con hẻm số 64 đường Nguyễn Khoái (Q.4, TP.HCM) bỗng dưng nổi tiếng vào đầu năm nay bởi các bức tranh tường và người hoạ sĩ già vẽ chúng được lan truyền trên mạng. Ngôi nhà của “họa sĩ thầm lặng” (cách bà con khu phố gọi) Nguyễn Văn Minh (75 tuổi) nằm cuối hẻm nhưng mới tới đầu ngõ hỏi đến ông thì ai cũng biết và nhiệt tình chỉ đường. Ông Minh kể: “Lúc còn học sinh, tôi đam mê hội hoạ nên có đi học lớp về mỹ thuật nhưng rồi cuộc đời đưa đẩy phải bỏ dở giữa chừng. Sau này bị bệnh nhức nửa đầu mất ngủ, không biết làm gì tôi mới vẽ lại. Ban đầu, thấy con hẻm trước nhà được tráng bê tông khang trang mà tường xi măng cũ kỹ quá, tôi mua sơn về quét rồi rảnh rỗi vẽ mấy bức bích hoạ đồng quê, mùa thu, hoa lá… cho vui. Ai ngờ bà con ủng hộ quá, tôi quyết định… hành nghề luôn”. Thế là hằng ngày, bằng chiếc xe đạp cọc cạch, ông Minh chở sơn, cọ đi đến những bức tường trống ở Q.4 để… sáng tác. Ở nhiều đoạn đường hẹp, cong, nguy hiểm, ông còn ghi thêm các biển cảnh báo: Hẻm chật hẹp, hãy chạy xe thật chậm; Lưu ý xe ra vào trẻ em đông… Ông dự định sắp tới sẽ vẽ hai bức Chợ nổi Cái Răng và Mùa xuân chim én về cho khu phố.
Hiện nay trên bức tường trước Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM (đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) cũng xuất hiện bích hoạ sinh động về tình hữu nghị Việt – Đức. Bên cạnh đó, khách đến với không gian nghệ thuật đương đại ứng dụng mang tên Nhà ga 3A ở đường Tôn Đức Thắng cũng thích thú với những tranh vẽ trên tường nơi đây.
Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được

Hoạ sĩ đường phố Nguyễn Văn Minh và tác phẩm của ông trong con hẻm nhỏ

Cần có sự quản lý và đồng thuận
 
 
Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được - ảnh 2
Trang trí đường phố bằng hình ảnh mỹ thuật làm cho những con hẻm, khu phố ngày càng sạch đẹp, theo tôi là việc làm cần ủng hộ. Tuy nhiên, vẽ ở địa phương nào thì phường, quận đó phải tìm hiểu, ghi nhận và có đề xuất cụ thể, trên cơ sở đó sở sẽ xem xét cho phép hay không. Vì ủng hộ không có nghĩa muốn làm gì thì làm mà phải có sự thẩm định về nội dung, cách thức thực hiện để sao cho đạt được hiệu quả cao nhất và quan trọng là được người dân đồng thuận.    
Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được - ảnh 3
 
Ông Võ Trọng Nam (Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM)
 

Về những bức vẽ của ông Minh, Phó chủ tịch UBND P.2 (Q.4) Nguyễn Thị Trúc Quyên kể: “Ban đầu, thấy bác Minh cặm cụi vẽ, chúng tôi cũng đến kiểm tra, tìm hiểu kỹ lưỡng. Lo lắm. Tuy nhiên thấy tranh bác được người dân ủng hộ, Đoàn thanh niên phường vận động bác… vẽ tiếp, nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng dán giấy quảng cáo, rao vặt và đổ rác bừa bãi. Hình như thấy bức tường đẹp nên người dân không nỡ có những hành vi ấy”.

Tuy nhiên, các bức tường nơi công cộng không phải là nơi cứ thích là vẽ. Vào cuối năm ngoái, một khu biệt thự ở Q.2 đã yêu cầu nhóm bạn trẻ vẽ tranh lên tường khu biệt thự phải tự bỏ tiền mua vôi quét lên các bức tranh để hoàn trả lại màu sơn ban đầu cho bức tường. Hồi đầu năm nay, Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển CHANGE phối hợp với UBND P.Nguyễn Thái Bình (Q.1) cũng đã dự định tổ chức Tuần lễ tranh nghệ thuật đường phố khá lớn nhưng bất thành. Theo kế hoạch, 12 bức tường lớn ở các tuyến đường của phường sẽ được các họa sĩ Danny Dao, Duy Linh, Nguyễn Xuân Công, Thu Hương, Tường An, Hoàng Hiệp… cùng 2 hoạ sĩ người Pháp gốc Việt: Florian Nguyen, Trang Suby và 2 hoạ sĩ – nhiếp ảnh Jeremy Poilpre (Pháp), Philip Genochio (Anh) vẽ tranh lên. Triển lãm đã không thể diễn ra vào thời điểm đó do ban tổ chức không kịp hoàn tất các thủ tục để được thành phố cấp phép thực hiện, trong đó có việc phải nộp phác thảo các bức tranh để thành phố duyệt trước và xin phép để nghệ sĩ nước ngoài tham gia.
Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, nêu ý kiến: “Vẽ bích họa là nhu cầu, đam mê của không ít họa sĩ trẻ hiện nay. Thành phố nên quy hoạch những đoạn đường được vẽ bích hoạ, giao cho sinh viên mỹ thuật các trường phụ trách và thường xuyên thay đổi tranh cho phong phú. Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh đường phố. Ngoài ra, đối với các chung cư lớn, đường hẻm, nếu có các hoạ sĩ đường phố, chính quyền địa phương chỉ cần quản lý nội dung, còn tất cả có thể cho xã hội hoá, thậm chí có hình thức khen thưởng hợp lý để nhà nước không phải tốn kém kinh phí mà vẫn có được các con hẻm, đường phố đẹp”.
Bên cạnh các tranh tường được người dân ủng hộ, vẫn có những đoạn tường sau một đêm xuất hiện các hình vẽ nham nhở, thiếu thẩm mỹ, gắn với các dòng chữ không phù hợp với văn hoá người Việt. Luật sư Trần Thị Thanh Nga (Công ty luật Đất Luật, TP.HCM) cho biết: “Vẽ bậy trên tường nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác là hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh chung theo quy định tại điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ . Theo đó, thực hiện hành vi này, cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa là 2 triệu đồng đối với 1 hành vi, đồng thời cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục tình trạng ban đầu; UBND phường, xã là cơ quan có thẩm quyền xử phạt”.

 

Lê Công Sơn