Đừng để tự chủ chỉ là tăng học phí
Hội thảo Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, diễn ra tại Trường ĐH Thương mại hôm qua (28.2), đặt ra một số ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khi được phép thu học phí cao.
Đừng để tự chủ chỉ là tăng học phí
Hội thảo Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, diễn ra tại Trường ĐH Thương mại hôm qua (28.2), đặt ra một số ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khi được phép thu học phí cao.
TIN LIÊN QUAN
Bí thư Đinh La Thăng: Có ai giới thiệu tiến sĩ lên hát ‘Dạ cổ hoài lang’ đâu?
Tăng cường đào tạo kỹ năng
|
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhấn mạnh: “Để nâng cao chất lượng, trong đó bao gồm tăng kỹ năng, thì chương trình đào tạo phải tăng phần thực hành, việc này phải gắn với chi phí. Đây là một bài toán có tính tổng thể mà các trường tự chủ đều phải đối đầu”.
TIN LIÊN QUAN
Không thể để lương giáo viên có 3 triệu đồng/tháng!
Học phí chênh lệch rất lớn giữa trường tự chủ và chưa tự chủ
Để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ĐH công lập đổi mới toàn diện về đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24.12.2014. Theo đó, các cơ sở giáo dục ĐH công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện.
Đến nay, Thủ tướng đã quyết định cho 16 trường ĐH công lập trực thuộc các bộ, ngành trung ương được thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Tại TP.HCM có các trường: Kinh tế, Tôn Đức Thắng, Tài chính – Marketing, Công nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, Mở. Tại Hà Nội có các trường: Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Ngoại thương, Công nghiệp dệt may Hà Nội, Điện lực, Bách khoa, Thương mại, Học viện Nông nghiệp VN, Công nghệ bưu chính viễn thông. Ngoài ra có Trường Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng.
Các trường thí điểm tự chủ (tùy theo khối ngành) được thu học phí cao hơn nhiều so quy định hiện hành với các trường chưa tự chủ và được tăng theo lộ trình đến năm học 2020 – 2021. Chẳng hạn với năm học 2017 – 2018, mức trần khối ngành nhóm 1 (khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản) là 1,75 triệu đồng/tháng/SV, trong khi trần học phí đối với các chương trình đào tạo nhóm ngành ở các trường chưa tự chủ là 740.000 đồng/tháng. Nhóm 2 (khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch) 2,05 triệu đồng/tháng/SV (chưa tự chủ 870.000 đồng); nhóm 3 (y dược) là 4,4 triệu đồng/tháng/SV (chưa tự chủ là hơn 1 triệu đồng).
Có thể lấy mức học phí cụ thể ở khối ngành kinh tế như sau: Một trường chưa tự chủ thu khoảng 6,5 triệu đồng/SV/năm (nhà nước sẽ bù thêm kinh phí để đào tạo, có khi lên đến 50%), trường tự chủ thu khoảng 16 – 17 triệu đồng/SV/năm (nhà nước không cấp kinh phí đào tạo).
|
Quý Hiên