28/11/2024

Những quan điểm mới về quê hương trống đồng Đông Sơn

Trong cuốn sách chuyên khảo Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn do Nhà xuất bản Tri Thức vừa ấn hành, nhà nghiên cứu Tạ Đức đã chứng minh quê hương của trống đồng Đông Sơn là ở Cổ Loa, VN.

 

Những quan điểm mới về quê hương trống đồng Đông Sơn
 
 
Trong cuốn sách chuyên khảo Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn do Nhà xuất bản Tri Thức vừa ấn hành, nhà nghiên cứu Tạ Đức đã chứng minh quê hương của trống đồng Đông Sơn là ở Cổ Loa, VN.





Trống đồng Đông Sơn  /// Ảnh: Ngọc Thắng

Trống đồng Đông SơnẢNH: NGỌC THẮNG

Suốt một thời gian dài và cho đến nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về quê hương của trống đồng Đông Sơn. Cụ thể, quan điểm thứ nhất cho rằng quê hương trống đồng ở Vân Nam (Trung Quốc), quan điểm thứ hai là ở vùng đồng bằng sông Hồng của VN, quan điểm thứ ba là cả vùng rộng bao gồm Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và vùng Bắc bộ VN.
Giữa bối cảnh những nghiên cứu về trống đồng tại VN đang có nhiều khoảng trống, cuốn sách của nhà nghiên cứu Tạ Đức được PGS-TS khảo cổ học Phạm Minh Huyền nhìn nhận là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên về nguồn gốc trống đồng Đông Sơn (giả thuyết về quê hương trống đồng, các nguyên mẫu của trống đồng, các cách đánh trống đồng, chức năng của trống đồng…).
VN là quê hương của trống đồng Đông Sơn
Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu Tạ Đức đã đưa ra các quan điểm lịch sử mới với những bằng chứng dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học. Đáng chú ý, ông đưa ra các luận điểm để chứng minh quê hương trống đồng ở miền Bắc, mà cụ thể là ở Cổ Loa (Hà Nội). Nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trống đồng Đông Sơn chỉ xuất hiện dưới thời vua An Dương Vương. “An Dương Vương là vị vua duy nhất có đủ điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực đúc trống đồng”, nhà nghiên cứu nói. Như về kinh tế – kỹ thuật, An Dương Vương trực tiếp trị vì vùng đồng bằng Bắc bộ màu mỡ, đông dân. Trên cơ sở đó, An Dương Vương mới có đủ nhân tài vật lực dựng lên ở Cổ Loa tòa thành lớn nhất trong vùng, có thể đóng vai trò trung tâm không chỉ của nước Âu Lạc mà cả liên minh Bách Việt (hiện ở khu vực Đông Nam Á, Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc chưa phát hiện được dấu tích thành trì nào có niên đại tương đương với thành Cổ Loa). Đặc biệt, Cổ Loa nằm bên một nhánh của sông Hồng, con đường vận tải thủy rất thuận lợi để chuyên chở nguyên liệu cần thiết cho việc đúc trống đồng cũng như việc ban phát trống đồng. Ngoài ra, An Dương Vương có thể huy động được số lượng nhân công cần thiết, đặc biệt là đội ngũ thợ đúc đồng gốc Dạ Lang, những người thạo phương pháp sáp chảy, để đúc nên những chiếc trống đồng lớn, đẹp, thành mỏng và có âm thanh như mong muốn. Bên cạnh đó, An Dương Vương và những người thân cận là di dân, những người để tồn tại và khởi nghiệp tại vùng đất mới thường phải có óc sáng tạo, cạnh tranh và tinh thần đổi mới cao hơn. Đó là những yếu tố tạo ra sự phát triển đột biến tới đỉnh cao của văn h đồng thau thời An Dương Vương – văn hoá Đông Sơn.
Những quan điểm mới về quê hương trống đồng Đông Sơn2

Bìa cuốn sáchẢNH: T.L

“Khi nước Âu Lạc bị mất vào tay Triệu Đà, vua quan Âu Lạc đã di tản vào vùng Thanh – Nghệ. Vì thế, chúng ta tìm thấy rất nhiều dấu tích của An Dương Vương, Cao Lỗ ở đây. Nơi này đã trở thành trung tâm đúc đồng và lan tỏa tới nhiều nơi”, nhà nghiên cứu Tạ Đức lý giải. Trống đồng Đông Sơn đã lan tỏa khắp khu vực theo nhiều cách: An Dương Vương ban phát cho các lạc hầu, lạc tướng nước Âu Lạc, hoàng tộc hai nước Điền và Dạ Lang như biểu tượng cho vương quyền và thần quyền Bách Việt; do những biến động chính trị, nhiều nhóm quý tộc Âu Lạc, Điền, Dạ Lang đã phải di tản hay tị nạn tới nhiều nơi ở Đông Nam Á lục địa và hải đảo, mang theo các trống đồng gia bảo cùng với thợ đúc đồng tới các vùng đất mới, đúc lại dạng trống cũ và sau đó tạo ra các dạng trống mới…
Trong nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng Cao Lỗ là nhân vật lịch sử có thật chứ không phải huyền thoại. Người này không chỉ giúp An Dương Vương xây thành, làm nỏ, mà còn lo cả việc đúc trống đồng.


Nhà nghiên cứu Tạ Đức tốt nghiệp ngành dân tộc học tại Khoa Sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1980; công tác tại Viện Dân tộc học – Ủy ban Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) từ năm 1980 – 1989; thực tập sinh tại Trường ĐH Humboldt (Đức) từ năm 1989 – 1990. Năm 1999, ông tham gia thành lập Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, thuộc Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá Đông Sơn.

Cần có thêm nghiên cứu

Nhà nghiên cứu Tạ Đức lường trước sẽ có nhiều ý kiến tranh luận trước những quan điểm lịch sử mới mà ông đưa ra, như GS Trần Ngọc Vương nhìn nhận: “Các nghiên cứu của anh Đức luôn động vào những vấn đề thú vị, nhưng cũng phức tạp, vì thế dễ gây tranh luận và kêu gọi sự trao đổi”. GS Vương cũng bày tỏ băn khoăn: “Liên quan đến trống đồng Đông Sơn, theo những tư liệu mà tôi biết, không chỉ có tên gọi Đông Sơn xuất phát từ địa danh Thanh H, mà có những cứ liệu khả tín hơn là những tục lệ nghi thức có tính chất tôn giáo, văn h liên quan đến trống đồng thì đều khởi phát trên đất Thanh Hóa. Các đền thờ trống đồng sớm nhất cũng ở nơi này”. Nhà nghiên cứu văn h Đỗ Lai Thuý thì cho rằng: “Từ nghiên cứu của nhà nghiên cứu Tạ Đức, cần có thêm cuộc toạ đàm để các nhà khoa học cùng bàn luận. Ở đây, những nghiên cứu không chỉ liên quan đến quan điểm lịch sử mà còn liên quan đến quan điểm về văn h”.
“Trống đồng là linh vật, bảo vật, biểu vật của văn hiến Việt. Trong khi đó, việc nghiên cứu về trống đồng đang rất hời hợt. Những chuyên khảo như thế này rất có giá trị với việc nghiên cứu”, GS Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết VN, bày tỏ. “Đáng tiếc là dân tộc Kinh đã “đem” trống đồng vào… bảo tàng, trong khi nhiều dân tộc như Lô Lô, Mường, Dao… vẫn có các nhóm giữ trống đồng trong sinh hoạt văn h. Cách đây mấy năm, tôi hay lui tới những vùng người dân vẫn còn giữ văn h trống đồng, tức là để trống đồng “sống”. Khi đến giao thừa, họ hạ trống xuống rồi đánh cùng với việc cúng bái. Có khi họ đánh trống đồng để tiễn đưa người mất. Nhiều gia đình trong vùng không có trống đồng nên họ mượn lẫn nhau. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay xảy ra tình trạng người nước ngoài đến gạ mua trống đồng và trả giá rất cao. Di sản đang có nguy cơ chảy máu. Chúng ta cần bảo vệ những bảo vật này, cũng như có thêm những nghiên cứu về trống đồng”, GS Nguyễn Khắc Mai bày tỏ.

 

Ngọc An