09/01/2025

Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho đang còn sống

‘Bệnh nhân sau ghép phổi có thể sống đến năm 70 – 80 tuổi’, GS Oto Takahiro, Bệnh viện ĐH Okayama Nhật Bản nói tại buổi họp báo công bố thông tin ca ghép phổi từ ‘người cho sống’ đầu tiên tại Việt Nam, ngày 22.2.

 

Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho đang còn sống

 

‘Bệnh nhân sau ghép phổi có thể sống đến năm 70 – 80 tuổi’, GS Oto Takahiro, Bệnh viện ĐH Okayama Nhật Bản nói tại buổi họp báo công bố thông tin ca ghép phổi từ ‘người cho sống’ đầu tiên tại Việt Nam, ngày 22.2.




Chủ trì cuộc họp báo là thiếu tướng, GS-TS Đỗ Quyết (trái) và GS Oto Takahiro

Chủ trì cuộc họp báo là thiếu tướng, GS-TS Đỗ Quyết (trái) và GS Oto Takahiro

Ca phẫu thuật ghép phổi trên thành công là kết quả của việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho chết não” do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y, dưới sự giúp đỡ của các y, bác sĩ Bệnh viện Đại học Okayama, Nhật Bản.
Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 10 tiếng, từ 7 giờ 30 – 17 giờ 30 ngày 21.2, tại Bệnh viện Quân y 103.
Bệnh nhân được ghép thành công là cháu Ly Chương Bình, 7 tuổi. Người cho phổi là bố (28 tuổi) và bác ruột (30 tuổi). Hiện tại, sức khoẻ của cháu và người cho phổi đều tiến triển rất tốt.
GS-TS  Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết: “Thành công này là kết quả của sự chuẩn bị nhiều năm tháng trên nền tảng rất vững, đó là kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam, cụ thể là Học viện Quân y. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tình, phối hợp đồng bộ, ăn ý của nhóm y, bác sĩ Bệnh viện ĐH Okayama, mà đại diện là GS Oto Takahiro, kể từ quá trình chọn bệnh nhân, xét nghiệm và tiến hành phẫu thuật”.
Theo ông Quyết, khó khăn nhất trong ca ghép này là việc tìm người cho phổi phù hợp, nhưng ca của cháu Bình rất may mắn khi người cho chính là bố và bác ruột nên đã tạo nên sự hoà hợp của miễn dịch. Yếu tố tiên quyết đó được đảm bảo cho nên ca phẫu thuật đã thành công.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho đang còn sống - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh ca phẫu thuật bằng Robot

Robot có 4 cánh tay, quay 5400 và di chuyển tự do ở 6 góc độ. Kết hợp với tầm nhìn được tăng cường từ màn hình nội soi 3D, chuẩn HD phóng đại 12 lần. Nhờ đó mà robot có khả năng phẫu thuật ở những vị trí hẹp, sâu và khó tiếp cận. Trong khi đó, phẫu thuật viên có thể kiểm soát tốt ca phẫu thuật, cắt lọc tối đa các khối ung thư, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh.

Trước khi thực hiện ca ghép này, Học viện Quân y đã cử 11 y, bác sĩ sang Bệnh viện Đại học Okayama, Nhật Bản học tập. Các y bác sĩ đã trải qua 3 ca ghép phổi và có một ca ở khoa nhi có tình trạng tương tự như ở Việt Nam.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho đang còn sống - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Thêm cơ hội cho bệnh nhân chờ ghép tạng tại Việt Nam

Trong hai ngày 6 – 7.8, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bộ KH-CN và Ban Chủ nhiệm chương trình KH-CN trọng điểm cấp quốc gia tiến hành thẩm định và nghiệm thu 3 đề tài KH-CN (trọng điểm cấp quốc gia).

Trường Hùng