09/01/2025

Tàu hoả bị ‘lấn tuyến’: Ai chịu trách nhiệm ?

Vụ xe tải băng qua đường ngang va chạm với đoàn tàu SE2, khiến 3 người tử vong, làm tê liệt đường sắt bắc – nam hơn 19 giờ cho thấy đến lúc cần quy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Tàu hoả bị ‘lấn tuyến’: Ai chịu trách nhiệm ?

Vụ xe tải băng qua đường ngang va chạm với đoàn tàu SE2, khiến 3 người tử vong, làm tê liệt đường sắt bắc – nam hơn 19 giờ cho thấy đến lúc cần quy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.



Vụ xe tải băng qua đường ngang tại H.Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) va chạm với đoàn tàu SE2, khiến 3 người tử vong, làm tê liệt đường sắt bắc – nam hơn 19 giờ hôm 20.2, cho thấy đã đến lúc cần quy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Đến 9 giờ 50 ngày 21.2, tuyến đường sắt bắc – nam đoạn qua khu gian Lăng Cô – Cầu Hai thuộc xã Lộc Tiến, H.Phú Lộc mới chính thức thông tuyến, sau hơn 19 giờ ách tắc nghiêm trọng do va chạm giữa tàu SE2 và xe tải chở đá BS 75C – 026.91.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng công ty đường sắt VN, ngoài 3 người chết, còn có 1 đầu máy, 1 xe bưu vụ – phát điện, 4 toa xe khách và hơn 100 m đường sắt bị hư hỏng. Chưa kể, từ chiều 20.2, Tổng công ty đường sắt VN cũng buộc phải bãi bỏ 1 đoàn tàu khách (SE20), giải thể 4 đoàn tàu hàng khu đoạn dọc đường; 6 đoàn tàu hàng chuyên tuyến phải nằm chờ tại các ga dọc đường…
Tàu hỏa bị 'lấn tuyến': Ai chịu trách nhiệm ?  - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

‘Anh ơi, về với mẹ con em!’

Chị Bích Hồng, vợ của anh Phạm Hồng Phượng, nạn nhân tử nạn trong vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng khóc khàn cả tiếng, thảng thốt gọi chồng: “Anh ơi, về với mẹ con em!”.
Thảm hoạ đường ngang
Khu vực xảy ra tai nạn là tuyến đường ngang dẫn vào mỏ đá Khe Diều. Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thuỷ, nói: “Xã đã kiến nghị Ban An toàn giao thông (ATGT) H.Phú Lộc và ngành đường sắt có giải pháp lắp rào chắn, có trực gác và hệ thống cảnh báo an toàn tại một số đường ngang. Nhưng sau nhiều năm, hiện mới chỉ có 1 điểm lắp gác chắn tự động vào nhà thờ Nước Ngọt!”.
Nhà cách điểm xảy ra tai nạn chưa đầy 70 m, ngày nào ông Lê Văn Thịnh cũng chứng kiến các xe tải “leo” qua đường ngang. “Xe chở đất đá có khi cả trăm lượt, chạy cả ngày, đêm. Bà con có kiến nghị đặt rào chắn, nhưng đến nay vẫn chỉ có mấy cái biển cảnh báo tàu hoả thôi”, ông Thịnh nói. Người dân địa phương cho rằng, đoạn đường ngang này hết sức nguy hiểm: không rào chắn, cây cối khuất tầm nhìn, lưu lượng người, phương tiện qua lại khá đông… Chính trưởng tàu SE2 Vũ Thanh Minh (tàu bị nạn chiều 20.2) cũng khẳng định chiếc xe tải đã cố tình băng qua. “Khi phát hiện, lái tàu đã hãm phanh khẩn cấp nhưng không kịp”, ông Minh kể.
H.Lộc Thủy có 3 “điểm đen” tai nạn. Tại Km 735+250 từng xảy ra vụ va chạm giữa tàu hàng số hiệu 240 T1 với taxi BS 43X – 0433 hồi tháng 9.2012 khiến tài xế taxi tử nạn, 4 người trên ô tô bị thương nhẹ. Cách đó gần 1 km, 2 năm trước cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa khiến 3 người thiệt mạng. Bây giờ, đến tai nạn tại Km 738+245.
Tỉnh Quảng Trị cũng từng xảy ra vụ tai nạn khi xe tải băng qua đường ngang dân sinh va chạm với tàu SE5 tại xã Hải Thượng (H.Hải Lăng) làm xe tải đứt đôi, 3 toa tàu văng khỏi đường ray, lái tàu tử vong mắc kẹt trong ca bin, tuyến đường sắt tê liệt 1 ngày đêm. Vụ tai nạn đường sắt xảy ra ngày 1.2, trên tuyến đường sắt bắc – nam, đoạn qua P.Bửu Hoà, TP.Biên H (Đồng Nai) làm 2 người chết và 7 người bị thương, theo Ban ATGT tỉnh Đồng Nai nguyên nhân do tài xế ô tô thiếu quan sát khi đến đoạn đường ngang dân sinh giao nhau với đường sắt…
Theo Cục Đường sắt (Bộ GTVT), hiện toàn quốc có hơn 1.500 đường ngang hợp pháp và hơn 4.000 đường ngang bất hợp pháp đã duy trì trong nhiều năm qua, thậm chí có dấu hiệu tăng. Như H.Kim Thành (Hải Dương), có đoạn chỉ 2,5 km nhưng có tới 84 đường ngang dân sinh! Từ năm 2015 – 2016, trong khi cả nước chỉ mới xóa được 32 lối đi dân sinh thì chỉ riêng Hà Nam đã phát sinh thêm ít nhất 34 lối đi dân sinh trái phép.
Xã Liêm Cần, H.Thanh Liêm (Hà Nam) – điểm nóng về tai nạn đường sắt, đã phát sinh thêm 26 đường ngang do người dân đổ đất, làm lối đi băng qua đường sắt. Trong khi người dân nơi đây vẫn “vô tư” bày bán những tảng đá non bộ lớn sát đường ray tàu hỏa, thì tại các cuộc họp liên quan với ngành đường sắt để giải quyết vấn nạn đường ngang tự phát cũng như vi phạm hành lang an toàn đường sắt, lãnh đạo xã, huyện đều vắng mặt!
Ai chịu trách nhiệm ?
Ngày 4.2, Phó thủ tướng thường trực, Chủ tịch Uỷ ban ATGT quốc gia Trương H Bình đã có công điện khẩn gửi Bộ GTVT, Bộ Công an; chủ tịch UBND kiêm trưởng ban ATGT các tỉnh, thành trực thuộc T.Ư có đường sắt đi qua, khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách kéo giảm TNGT tại đường ngang qua đường sắt. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đường sắt VN, Tổng công ty đường sắt VN phối hợp với cơ quan chức năng của các tỉnh, thành có đường sắt đi qua đề xuất phương án bảo đảm an toàn tại đường ngang trên toàn tuyến, bao gồm cả việc xây dựng đường gom, lập chắn đường ngang để xoá bỏ toàn bộ lối đi dân sinh hiện hữu, xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị, địa phương.
Trước mắt, phải đề xuất phương án và phân công rõ ràng trách nhiệm tổ chức cảnh giới an toàn cho toàn bộ đường ngang, bao gồm cả lối đi dân sinh. Có kế hoạch cụ thể việc xoá bỏ các đường ngang dân sinh trái phép qua đường sắt. Cương quyết chấm dứt việc để phát sinh đường ngang trái phép, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương có liên quan nếu để xảy ra phát sinh đường ngang dân sinh trái phép.
Trả lời câu hỏi Thanh Niên: “Hiểm hoạ đường ngang dân sinh đã được cảnh báo nhiều năm nay, nhưng vẫn không có giải pháp khắc phục hiệu quả phải chăng do yếu kém của ngành đường sắt?”, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, thừa nhận: “Bản thân ngành đường sắt có những yếu kém nhất định về vai trò trách nhiệm, quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các địa phương cũng có trách nhiệm khi được giao quản lý hành lang đường bộ, nhưng để người dân tự mở lối đi trái phép mà không xử lý triệt để”.
“Ngành đường sắt đã xử lý đường ngang nhưng không thấm vào đâu, tốc độ còn chậm. Mỗi đường ngang để đặt hệ thống cảnh báo tự động hoặc biển báo, kinh phí từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Với hơn 2.000 tỉ đồng kinh phí cấp cho Tổng công ty đường sắt VN thực hiện duy tu bảo trì, sửa chữa đường ngang chỉ đủ thực hiện với 1.500 đường ngang hợp pháp, còn hơn 4.000 đường ngang trái phép phải có sự tham gia của địa phương”, ông Đông nói và cho rằng với các đường ngang trái phép, để xóa bỏ cần làm đường gom cho người dân, vì nhiều nơi nhà dân san sát dọc đường sắt, nếu không làm đường gom người dân vẫn sẵn sàng bất chấp nguy hiểm băng qua đường sắt để ra đường lớn. Tuy nhiên, vấn đề đường gom tốn nhiều nguồn lực và không phải địa phương nào cũng chịu chi tiền.
“Với những tai nạn xảy ra tại đường ngang tự phát, để quy trách nhiệm cụ thể, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo đưa thêm nội dung xóa bỏ đường ngang tự phát vào các tiêu chí kiểm điểm định kỳ của Uỷ ban ATGT quốc gia với lãnh đạo từng địa phương”, ông Đông kiến nghị.

 

Thanh Niên