12/01/2025

Sau Anh và Mỹ, Canada dự báo tác hại khủng khiếp của đồ uống có đường

3 triệu ca béo phì, nửa triệu trường hợp tiểu đường, 100.000 bệnh nhân ung thư và 50 tỷ USD.

 

Sau Anh và Mỹ, Canada dự báo tác hại khủng khiếp của đồ uống có đường

 

3 triệu ca béo phì, nửa triệu trường hợp tiểu đường, 100.000 bệnh nhân ung thư và 50 tỷ USD.

 

 

 

 

Sau Anh và Mỹ, Canada là quốc gia tiếp theo phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng người dân tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường. Một nghiên cứu của Đại học Waterloo cho biết: Mức tiêu thụ đồ uống có đường của người Canada sẽ phải chịu trách nhiệm cho hơn 63.000 trường hợp tử vong tại quốc gia này trong 25 năm tới.

Chưa dừng lại ở đó, đồ uống có đường cũng sẽ là nguyên nhân của hơn 3 triệu người Canada béo phì, gần nửa triệu trường hợp tiểu đường type 2, 300.000 người bệnh tim và 100.000 trường hợp ung thư. Tất cả sẽ ngốn hơn 50 tỷ USD của Canada, lãng phí vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ có thể phòng ngừa.

 

 

 

Gánh nặng kinh tế và sức khỏe gây ra bởi đồ uống có đường ở Canada là thực trạng đáng báo động”, Tiến sĩ David Hammond, tác giả nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại Trường Y tế công cộng và hệ thống y tế, Đại học Waterloo cho biết.

Cắt giảm các loại đồ uống có đường là một trong những cách tốt nhất để cắt giảm calo dư thừa và duy trì một trọng lượng cơ thể khoẻ mạnh”.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường liên quan chặt chẽ với tăng cân, cũng như các điều kiện y tế bao gồm cải tiểu đường type 2, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, đột quỵ thậm chí là một số loại ung thư.

Trong năm 2015, một người Canada trung bình đã tiêu thụ 444 ml nước ngọt mỗi ngày, theo số liệu từ Euromonitor International, một công ty nghiên cứu thị trường.

Thanh thiếu niên từ 9 đến 18 tuổi ở Canada uống 578 ml nước ngọt mỗi ngày. Lượng đường tương đương có trong đó lên tới 64 gam (khoảng 16 muỗng cà phê), là mức vượt qua khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo đó, một người chỉ nên tiêu thụ dưới 10% tổng lượng calo đến từ đường phụ gia mỗi ngày. Trên 10% là mức gây hại và dưới 5% là mức có lợi cho sức khoẻ.

Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra, mặc dù các loại nước ngọt thông thường có doanh số bán hàng giảm trong 12 năm qua, nhưng nước tăng lực, cà phê có đường, nước và sữa có hương vị lại được tiêu thụ mạnh. Vì vậy, đường vẫn có mặt trong chế độ ăn ở mức đe dọa đến sức khoẻ của người Canada.

Theo đó, những con số trên mây chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ. Trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2015, doanh thu của các công ty đến từ đồ uống tăng lực tăng 638%, cà phê tăng 579% và nước có hương vị tăng 527%.

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu dự đoán trong 25 năm tới, hành động tiêu thụ nước uống có đường sẽ phải chịu trách nhiệm cho hơn 3 triệu người Canada béo phì, gần nửa triệu trường hợp tiểu đường type 2, 300.000 người bệnh tim và 100.000 trường hợp ung thư ở quốc gia này.

“Đồ uống có đường là nhân tố đóng góp lớn nhất vào mức tiêu thụ đường trung bình của người Canada”, Robert Nuttall, trợ lý giám đốc về chính sách y tế tại Hiệp hội Ung thư Canada cho biết. “Tiêu thụ đường dư thừa liên kết trực tiếp đến trọng lượng dư thừa, làm tăng nguy cơ của ít nhất 11 loại ung thư khác nhau”.

Nuttall khuyến cáo: “Ăn một chế độ lành mạnh, với nhiều loại rau và trái cây, nhiều chất cơ và ít đường với chất béo sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể khoẻ mạnh và giảm nguy cơ mắc ung thư”.

 


Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Canada sẽ gây ra 63.000 ca tử vong và thiệt hại 50 tỷ USD

Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Canada sẽ gây ra 63.000 ca tử vong và thiệt hại 50 tỷ USD

 

Phản ứng với nghiên cứu mới được công bố, Hiệp hội Nước giải khát Canada (CBA) cho biết họ đã rất tích cực hỗ trợ, giúp chính phủ và xã hội giải quyết các vấn đề nghiêm trọng như béo phì và tiểu đường. “Cô lập một thành phần duy nhất hay những sản phẩm là yếu tố duy nhất [gây ra vấn nạn sức khoẻ] là điều không hợp lý”, đại điện CBA nói.

Hiệp hội Nước giải khát Canada là một nhóm thương mại đại diện cho các nhà sản xuất và phân phối đồ uống không cồn. Họ cho biết rằng ngành công nghiệp này đã từng bước đa dạng hóa các lựa chọn đồ uống dành cho người tiêu dùng.

Ngày hôm nay, có 46% các loại uống uống giải khát được tiêu thụ ở Canada là đồ uống calo thấp hoặc không calo”, đại diện CBA nói trong một tuyên bố. Tuy nhiên, họ cũng ngầm thừa nhận trách nhiệm về đường trong đồ uống khi nhấn mạnh cam kết sẽ giảm lượng calo tiêu thụ trung bình đến từ nước ngọt của người Canada, xuống khoảng 20% vào năm 2025.

Trước đó ở Châu Âu, các nhà sản xuất sô cô la cũng bị đặt vào một tình huống tương tự. Khi chính phủ nước này muốn cắt giảm lượng đường và calo mà người dân tiêu thụ, các thanh sô cô la sẽ phải giảm kích thước của chúng đi 20%.

Các nhà khoa học Anh cũng nói rằng nếu bí mật giảm lượng đường trong đố uồng trên thị trường, nước Anh có thể giảm được hơn 1 triệu ca béo phì. Trong khi đó tại Mỹ, rất nhiều thành phồ trong năm 2016 đã thông qua đạo luật, cho phép đánh thuế nước ngọt để giảm tác hại của việc người dân nước này tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường.

Tham khảo Winnipegfreepress