12/01/2025

Để lễ hội bớt xấu xí: Giáo dục tín ngưỡng cho người dân

Làm sao để lễ hội bớt những hiện tượng xấu xí? Tiếp tục câu chuyện này, Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hoá.

 

Để lễ hội bớt xấu xí: Giáo dục tín ngưỡng cho người dân

Làm sao để lễ hội bớt những hiện tượng xấu xí? Tiếp tục câu chuyện này, Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hoá.

 

 

 

Để lễ hội bớt xấu xí: Giáo dục tín ngưỡng cho người dân
Du khách chen chân hành lễ từ tờ mờ sáng trong ngày khai hội chùa Hương (Hà Nội) – Ảnh: XUÂN LONG

Các ý kiến đều nhấn mạnh muốn lễ hội tốt hơn, cách cơ bản và lâu dài là phải có chiến lược giáo dục tín ngưỡng cho người dân bài bản, có hệ thống.

Hòa thượng Thích Gia Quang (phó chủ tịch Hội đồng trị sự 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam):

Cả xã hội 
phải chung tay

Lễ hội phải phản ánh được những gì là nét đẹp văn hoá, mang lại những điều lành mạnh cho mọi người. Còn việc đi tranh cướp lộc như đã thể hiện ở nhiều lễ hội thời gian qua thì không còn là nét đẹp văn h nữa.

Bên cạnh giải pháp đến từ các cơ quan tổ chức lễ hội, phải không để lặp lại những hình ảnh xấu đó và nên tuyên truyền cho bà con, mọi người hiểu rằng đến chùa là dịp để tưởng nhớ công ơn, công đức của Phật, còn đến với đền là tưởng nhớ những bậc thánh có công với nước, với dân. Nếu cả những người đứng ra tổ chức và người tham gia đều hiểu ý nghĩa của lễ hội thì sẽ làm cho lễ hội tốt hơn và tránh được những điều không lành mạnh. Nhưng làm sao để mọi người có thể tự nhận thức được điều đó là cả một quá trình mà cả xã hội phải chung tay, nhất là các cơ quan văn h.

Tôi cũng nhắc lại điều đã nói nhiều năm nay việc tranh giành lộc, xoa tiền vào tượng để cầu mong tài lộc là không có trong giáo lý nhà Phật. Điều đó không đem lại cái gì cả. Muốn có tài lộc thì phải lao động, làm việc khoa học mới ra được tài lộc, chứ không phải đi xin rồi Phật – Thánh ban tài ban lộc cho thì đâu còn theo luật nhân quả của Phật giáo nữa.

“Người chịu trách nhiệm cho các hình ảnh xấu xí tại lễ hội không ai khác là chính quyền sở tại, nơi các hội diễn ra. Nhưng mặt khác, trách nhiệm cũng thuộc về người dân. Sự lạm dụng niềm tin thần linh ở người dân, ở một bộ phận cán bộ đã trở thành hiện tượng không thể chấp nhận cả về khía cạnh tâm linh, cả về khía cạnh xã hội”

TS Nguyễn Quốc Tuấn (viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo)

TS Nguyễn Văn Vịnh 
(nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển):

Sản xuất kịch bản cho lễ hội như nuôi gà công nghiệp

Trước đây, lễ hội thường chỉ trong phạm vi các làng (hội làng), gắn với những câu chuyện về lệ làng, điển tích những người lập làng hoặc những lễ hội gắn với những anh hùng dân tộc, người có công khai phá các vùng đất. Mục tiêu trong sáng nhất của lễ hội là tưởng nhớ, giáo dục đạo đức, truyền thống, nhân cách. Nhưng chúng ta có một giai đoạn đất nước chiến tranh loạn lạc, hơn nữa lại theo triết học duy vật biện chứng nên những gì có dấu hiệu của mê tín dị đoan phong kiến cũng bị xóa bỏ. Một thời gian sau, lễ hội được phục hồi nhưng theo cách cóp nhặt mỗi nơi một chút, nên có hiện tượng sản xuất ra các kịch bản cho lễ hội cũng như nuôi gà công nghiệp. Làng này thấy làng kia có lễ hội thì mình cũng phải có, nên các lễ hội trở nên giống nhau và bị lạm phát.

Vì thế trong một thời gian dài hầu hết mọi người đã không nghiêm túc với lễ hội, để đến nỗi người dân có niềm tin thô tục và đơn giản là muốn xin tiền, xin lộc thì phải đút lót thần linh. Nhiều người cũng mang theo quan niệm đơn giản là cứ cướp được lễ vật thì sẽ có lộc, mà không hiểu đằng sau đó là câu chuyện, sự tích gì. Như vừa rồi các sư ở chùa Hương phát lộc cho du khách hôm khai hội cũng không có trong nghi lễ nhà Phật. Hay lễ hội đền Trần trước đây chỉ là nơi giáo dục lòng yêu nước, nhớ về hào khí Đông A thì nay trở thành nơi cầu thăng quan, tiến chức. Lễ hội đền Bà Chúa Kho trước đây để giáo dục tinh thần liêm chính thì nay trở thành nơi cầu tài lộc, tiền bạc…

Vậy nên phải có một chiến lược giáo dục tín ngưỡng trong thời gian dài và liên tục, bắt đầu từ ngay trong nhà trường cho các thế hệ trẻ, để mỗi người hiểu được những điều cơ bản có tính chất văn h ở địa phương mình như tiểu sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn h. Các cơ quan thông tin đại chúng phải là nơi truyền bá những thông điệp văn h, thay vì chỉ phản ánh những mặt tiêu cực của lễ hội năm nào cũng như năm nào. Các nhà nghiên cứu văn hoá phải có cách phối hợp với cơ quan quản lý để truyền bá kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng bài bản, có hệ thống, thay vì cứ mỗi năm thấy lễ hội này có vấn đề thì lại ra một văn bản lệnh cấm. Việc cấm ấy lại vô tình làm nhiều người tò mò hơn.

Bản thân mỗi người cũng cần phải hiểu lễ vật cung tiến chỉ mang tính biểu tượng, mùa nào thức đấy và nên đơn giản. Nếu mọi người đều được giáo dục chu đáo, bài bản về văn h, lễ hội, tín ngưỡng thì gương mặt của lễ hội sẽ khác đi. Người dân sẽ hiểu những nơi đền đài và những nơi như thế đều có tinh thần trong sáng như đền Trần giáo dục tinh thần yêu nước, đền Bà Chúa Kho là nơi giáo dục tinh thần liêm chính… Lấy bụng ta suy ra bụng người, lấy cách nghĩ của mình để gán cho thần Phật chính là sự u mê.

VŨ VIẾT TUÂN ghi