10/01/2025

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN hiến kế giải cứu giao thông

Sống và làm việc tại Hà Nội, ông Ousmane Dione – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam rất quan tâm đến cuộc thi tìm kiếm ý tưởng tổ chức giao thông và các giải pháp chống kẹt xe cho Hà Nội.

 

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN hiến kế giải cứu giao thông

Sống và làm việc tại Hà Nội, ông Ousmane Dione – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam rất quan tâm đến cuộc thi tìm kiếm ý tưởng tổ chức giao thông và các giải pháp chống kẹt xe cho Hà Nội.

 

 

 

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN hiến kế giải cứu giao thông
Dẫu có làn đường riêng nhưng do người đi đường lấn làn nên xe buýt nhanh mắc kẹt giữa dòng xe cộ trên đường Tố Hữu (Hà Nội) – Ảnh: NAM TRẦN

Nhân đây, tôi xin chia sẻ một số ý kiến về các giải pháp giải quyết nạn tắc nghẽn giao thông tại 
thủ đô.

Buýt nhanh là một 
trong các giải pháp

Cho dù TP có phát động cuộc thi nói trên hay không, tôi cũng có trách nhiệm đóng góp vào việc giải quyết vấn đề giao thông ở Hà Nội bởi vì bản thân tôi sống ở TP này thì tôi phải có trách nhiệm với nó. Tôi còn sống và làm việc ở TP này 4 năm nữa cho đến khi hết nhiệm kỳ. Tôi rất mong có ngày nào đó được đi tuyến xe buýt nhanh (BRT) trên đúng tuyến đường mà tôi đi làm.

Tôi đã sống ở nhiều TP, thủ đô của nhiều nước khác nhau, ví dụ như ở Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia), Lima (Peru) và tôi cũng biết một số thành phố khác như Bogotá (Colombia)… Tất cả TP này đều đang đối mặt với một vấn đề nan giải chung là tắc nghẽn giao thông. Rõ ràng tắc nghẽn giao thông là cơn ác mộng đối với nhiều TP trên thế giới vì nó khiến tốn nhiều tiền của và gây lãng phí cho nền kinh tế.

Ví dụ, về phương diện cá nhân, chúng ta chỉ nhìn thấy đi từ điểm A đến điểm B khi tắc nghẽn giao thông khiến chúng ta mất nhiều thời gian như thế nào, nhưng nhìn trên quy mô nền kinh tế, nếu chúng ta di chuyển hàng hoá từ điểm A đến điểm B mà bị chậm lại thì hậu quả sẽ lớn hơn nhiều.

Do vậy, chúng ta cần phải có giải pháp cho vấn đề này và tôi cho rằng BRT là một trong số những giải pháp đó. Khi tôi còn làm việc ở Peru, chúng tôi cũng hỗ trợ tuyến BRT ở Lima – một TP 15 triệu dân. Tôi nghĩ BRT là một giải pháp nhưng phải kết hợp với những giải pháp giao thông khác nữa, ví dụ như tàu điện ngầm (metro) cùng các hệ thống quản lý giao thông tốt hơn.

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN hiến kế giải cứu giao thông
Ông Ousmane Dione – Ảnh: N.KHÁNH

Giải quyết những vấn đề ngoài giao thông

Ngoài ra, giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông trong các đô thị lớn như Hà Nội còn liên quan đến một vấn đề khác ngoài lĩnh vực giao thông, đó là quy hoạch đô thị và ý thức người dân. Về quy hoạch đô thị, chúng ta cần dự đoán trước tương lai chứ không nên đợi đến khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông rồi mới tìm cách giải quyết, như vậy vấn đề trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh. Điều quan trọng là làm thế nào để phát triển những đô thị vệ tinh này, phát triển cơ sở hạ tầng sao cho thật tốt để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư làm ăn. Hệ thống giao thông cần được phát triển, quy hoạch theo hướng giải quyết giao thông cho những đô thị vệ tinh này nữa, chứ không chỉ tập trung ở nội ô.

Thực tế cho thấy một trong những lý do khiến buýt nhanh ở Hà Nội bị nhiều người chỉ trích là vì nó chạy không nhanh như người ta mong đợi. Theo tôi, có hai nguyên nhân chính khiến buýt nhanh còn chạy chậm. Một là, do đây là tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Hà Nội và mọi người đang trong quá trình vừa học vừa làm nên gặp trục trặc.

Hai là, ý thức của người tham gia giao thông. Lời khuyên của tôi là khi TP đưa một hệ thống giao thông mới vào vận hành thực tế thì mọi người phải cùng đóng góp để nó hiệu quả. Tôi cho rằng một hệ thống giao thông bất kỳ sẽ không thành công nếu không có sự tham gia đóng góp của người dân và báo chí.

Hà Nội đã làm một làn đường riêng dành cho buýt nhanh mà người đi xe máy, ôtô cũng muốn đi vào làn đường đấy thì chẳng có ý nghĩa gì nữa cả. Tôi nghĩ ngoài vai trò của lãnh đạo TP, báo chí cũng phải có vai trò trong việc nâng cao ý thức của người dân.

Ngoài ra, Việt Nam cần nghiên cứu các giải pháp, chính sách cho nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ như giải pháp, chính sách cho người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng phải ưu tiên hơn giải pháp, chính sách cho những người sử dụng xe cá nhân như xe máy và ôtô…

Đường tắc, xe cá nhân đi vào đường 
xe buýt nhanh

Ngày 14-1, ông Nguyễn Hoàng Hải – giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội – cho biết: “Tình trạng các phương tiện giao thông lấn làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh còn tái diễn trong những ngày qua.

Thời tiết mưa và lạnh khiến đường bị ùn tắc nghiêm trọng nên các phương tiện vẫn đi vào đường ưu tiên của xe buýt nhanh, nhưng số lượng xe vi phạm đã giảm so với những ngày mới đi vào hoạt động”.

Cũng theo ông Hải, hiện Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) vẫn chưa xử phạt người điều khiển xe lấn làn đường xe buýt nhanh mà chỉ nhắc nhở người tham gia giao thông có ý thức hơn để xe buýt nhanh phát huy tối đa công suất phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ông Hải còn cho biết sau 15 ngày chính thức hoạt động, so với những ngày đầu, số lượng khách đi xe buýt nhanh đã liên tục tăng.

QUANG THẾ

QUỲNH TRUNG ghi