30/11/2024

Trang trí thành phố kiểu phong trào

‘Trang trí thành phố xấu, chán và nhàm quá chả muốn nói nữa’, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người nhiều năm nghiên cứu xã hội học mỹ thuật về các thành phố cho biết.

 

Trang trí thành phố kiểu phong trào

‘Trang trí thành phố xấu, chán và nhàm quá chả muốn nói nữa’, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người nhiều năm nghiên cứu xã hội học mỹ thuật về các thành phố cho biết.



Kiểu trang trí đô thị với dàn đèn xanh đỏ nhàm chán, thiếu chiến lược /// Ảnh: NVCC

 

Kiểu trang trí đô thị với dàn đèn xanh đỏ nhàm chán, thiếu chiến lượcẢNH: NVCC

Hoạ sĩ chuyên vẽ truyện tranh Thăng Fly ngay lập tức đã vẽ một con rồng giống y chang con rồng trang trí bằng hoa vàng trên đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng. Con rồng này đã nhận nhiều ý kiến phản đối trên mạng vì vóc dáng kỳ lạ. “Nó có một tạo hình rất phim hoạt hình với 2 mắt chấm bi gần nhau, miệng ngơ ngác”, hoạ sĩ Thăng Fly nói.
Hiện cũng đang có mặt tại Hải Phòng, hoạ sĩ Lê Thiết Cương nhận xét: “Lỗi của con rồng là do Hải Phòng đã không chọn thể hiện một con rồng đậm văn hoá Việt, hoặc mang câu chuyện riêng về Hải Phòng. Chẳng hạn, có thể chọn con rồng Lý, rồng Trần rất đậm văn h Việt trong tạo hình. Hoặc nếu cho tôi chọn, tôi sẽ chọn để Hải Phòng trang trí bằng con rồng thời Mạc. Hải Phòng là quê gốc của nhà Mạc mà, nên con rồng Mạc rất gần gũi với họ”.
Nhưng Hải Phòng không phải lần đầu, cũng không phải thành phố duy nhất cứ treo đèn kết hoa lên rồi lại hạ xuống như với con rồng vàng bằng hoa này. Hồi tháng 11, Hải Phòng đã phải gỡ một dàn đèn Led nghệ thuật chính trên đường Lê Hồng Phong, sau 2 năm phơi nắng phơi sương. Nó thuộc dự án đèn trang trí trung tâm TP.Hải Phòng do Sở VH-TT-DL Hải Phòng làm chủ đầu tư. Tết năm ngoái, Hà Nội cũng phải dỡ bỏ dàn đèn trang trí “hình rau muống” tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sau khi người dân phản ứng vì cho rằng nó xấu. “Tôi nghĩ vận hành về trang trí như thế là có vấn đề”, ông Lê Thiết Cương nói.
“Trang trí kiểu phong trào sao có tác phẩm chuyên nghiệp được”
Kiến trúc sư Đặng Tuấn Trung cho rằng vấn đề của trang trí thành phố chính là quan điểm trang trí. Ông Trung chia sẻ kỷ niệm khi ông làm tư vấn cho Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội về khu phố đi bộ trên phố cổ trước đây. Theo đó, nhóm kiến trúc sư của ông thậm chí còn tham mưu kỹ cả cách đặt đèn. Ví dụ, trong phố cổ không thể là đèn xanh đỏ lập lòe được. Thậm chí, chỗ nào tối, chỗ nào sáng, liều lượng ra sao đều phải được tính toán. Có thể cả dãy phố mình chỉ dùng ánh sáng đèn nhè nhẹ thôi vào buổi tối, nhưng có một ngôi nhà cổ nào đó, hoặc đền Bạch Mã chẳng hạn thì dùng ánh sáng mạnh hơn. Như thế, cả phố tự nhiên có điểm nhấn. Cảnh quan vừa đẹp dìu dịu vừa ra đúng chất phố cổ. Phố cổ không thể kết đèn Led lập loè xong chơi đèn pha vào. Rất chói mắt và khó chịu”, ông nói. Nhưng những tư vấn đó sau này không được sử dụng mà việc giăng đèn phải thực hiện theo ý nhà tài trợ, và tái diễn tình trạng đèn xanh đỏ lập loè.
 
Ông Nguyễn Thế Sơn, người nhiều năm theo đuổi các dự án điều tra nghiên cứu xã hội học mỹ thuật về phố, nhà cổ ở Hà Nội, cho rằng trang trí đô thị hiện rất thiếu chiến lược. “Con rồng vàng ở Hải Phòng chỉ là một kiểu xấu. Trang trí thành phố xấu, chán và nhàm quá chả muốn nói nữa”, ông chia sẻ.
Năm nay, để rút kinh nghiệm của năm ngoái, Hà Nội cũng đã tổ chức cuộc thi thiết kế trang trí không gian công cộng. Theo đó, các thiết kế đoạt giải sẽ được thi công. Tuy nhiên, theo ông Thế Sơn, việc tổ chức các cuộc thi như vậy cũng không giải quyết được cái chán, xấu của trang trí không gian công cộng. “Thực ra đó chỉ là cách làm theo phong trào. Mời cả nước tham gia thì làm sao có tác phẩm chuyên nghiệp được. Hãy nhìn không gian Flamingo Đại Lải ở Vĩnh Phúc. Họ đã chủ động mời nghệ sĩ đến, sáng tác các tác phẩm điêu khắc để làm đẹp cho không gian đó”, ông Sơn nói.
Điều đáng nói nhất, theo ông Sơn là cần phải có một quỹ những tác phẩm tốt dành cho không gian công cộng. Thậm chí, mỗi thành phố cần phải có một quỹ như thế để cho không gian riêng của mình, không thành phố nào giống thành phố nào. Để có quỹ đó, cần đặt hàng nghệ sĩ theo kiểu đích danh, chứ không phải phong trào. “Nghệ sĩ của chúng ta đã có những người tham gia thiết kế trang trí các không gian ở nước ngoài. Vậy tại sao trong nước không đặt hàng họ. Anh Vương Văn Thạo của mình đã được mời sang làm không gian ở công viên ngoài trời tại Seoul. Mới đây nhất, anh Danh Võ vừa làm trang trí cả một không gian công cộng tại Singapore đấy”, ông Sơn nói.
Quây kín rồng “Pikachu”

Trang trí thành phố kiểu phong trào 1

 

Rồng “Pikachu” ở Hải PhòngẢNH: LÊ TÂN

Ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hải Phòng, cho biết: “Trước khi trên mạng bàn tán xôn xao thì tôi có ra kiểm tra và cũng thấy đầu rồng chưa được đẹp nên đã cho làm lại. Mọi người cũng phải hiểu rằng rồng là loài vật chỉ có trong truyền thuyết, ai biết chắc hình dáng nó thế nào. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ phải làm cho đẹp, nhân dân thoả mãn mới thôi”. Ông Hà cũng cho biết chi phí trang trí đôi rồng này chỉ 98 triệu đồng, “thông tin tiền làm rồng hàng chục tỉ như người ta nói là quá vô lý”.
Lúc 16 giờ chiều 8.1, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, cho biết thành phố đang cho dỡ hoa giả màu vàng ra khỏi đôi rồng gây tranh cãi. Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Hà cho hay đang cho làm lại đôi rồng. Đơn vị này đã cho quây kín đôi rồng để tránh sự phản cảm khi chưa hoàn thành.
Lê Tân

 

Trinh Nguyễn