06/01/2025

Thức ăn ngon, nhưng cứ lo lo…

Một số người nước ngoài đang sinh sống hoặc đi du lịch tại TP.HCM đều chia sẻ họ thích món ăn Việt, nhưng ít khi ăn bên ngoài vì lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.

 

Thức ăn ngon, nhưng cứ lo lo…

Một số người nước ngoài đang sinh sống hoặc đi du lịch tại TP.HCM đều chia sẻ họ thích món ăn Việt, nhưng ít khi ăn bên ngoài vì lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.

 

 

 

Thức ăn ngon, nhưng cứ lo lo...
Hai vị khách nước ngoài thưởng thức bún bò Huế tại chợ Bến Thành, Q.1, TP.HCM (ảnh chụp chiều 6-1) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Dưới đây là góc nhìn và mối quan tâm của họ trong việc ăn uống khi đến Việt Nam.

* Cô Alison Lomas (giáo viên, người Canada):

Thức ăn ngon, nhưng cứ lo lo...
Cô Alison Lomas – Ảnh: A.L.

Ăn ở chỗ có tiếng tốt và nhìn sạch sẽ

Sống ở TP.HCM gần hai năm, tôi và bạn bè rất thường nấu ăn ở nhà. Tôi cố gắng mua những thực phẩm có thương hiệu và thường mua thực phẩm tại một trung tâm thương mại lớn ở quận 7. Tôi chưa bao giờ gặp vấn đề với thực phẩm ở đây nên tin tưởng chỗ này hơn những chỗ khác – những nơi mà tôi không biết họ nhập thực 
phẩm từ đâu.

Bạn bè tôi có nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, vài người còn bị nhiễm khuẩn và họ nói do ăn món ăn trên đường như bánh mì, rau sống. Tôi hầu như chỉ ăn tại những chỗ có tiếng tốt và nhìn sạch sẽ. Ví dụ khi ăn thức ăn đường phố, tôi thường đến những nơi được bạn bè giới thiệu, hoặc khá nổi tiếng như “The lunch lady” ở chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM).

Điều này có thể làm hạn chế những địa điểm để ăn uống, nhưng vì tôi không phải là chuyên gia về thực phẩm nên phải cố gắng đảm bảo an toàn cho mình.

Tôi có nghe về việc các công ty trong nước đang phát triển và bán thực phẩm hữu cơ sạch, đây là một dấu hiệu tốt. Tôi nghĩ khi có nhiều công ty đầu tư làm nông nghiệp sạch thì rau, củ, quả sạch ngày càng nhiều và giá thành sẽ thấp để nhiều người tiếp cận được với thực phẩm sạch, chứ không phải chỉ có người thu nhập khá như hiện nay.

Và khi thực phẩm sạch đã nhiều và giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm không an toàn nữa, bắt buộc các cá nhân, công ty khác sẽ đi theo xu hướng làm nông nghiệp sạch.

Ở Canada, các quy định về sức khoẻ và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Tất cả mặt hàng tại các cửa hàng thực phẩm phải thông qua hàng tá khâu kiểm tra trước khi được bán ra. Mọi thứ đều có ngày đóng gói và ngày hết hạn. Hạn sử dụng thường là một vài ngày trước khi thực phẩm thật sự hư để đảm bảo an toàn.

Tại Canada, rất nhiều người dân mua thực phẩm từ các cửa hiệu lớn, nhưng vì những thương hiệu lớn này cũng bán các sản phẩm biến đổi gen nên ngày càng nhiều người mua thực phẩm từ nông dân địa phương để có được thực phẩm hữu cơ và tươi ngon hơn.

Những nông dân này cũng phải đạt được các tiêu chuẩn về sức khỏe và các quy định về an toàn nếu họ muốn bán hàng. Trường hợp người bán vi phạm các quy định về an toàn và người tiêu dùng bị bệnh, họ sẽ phải bồi thường rất nhiều tiền.

Anh Antonio Smith (du khách người Mỹ):

Nên có tiêu chuẩn cho thức ăn đường phố

Đây là lần thứ hai tôi đến Việt Nam. Trong chuyến đi chơi đến đây hồi hai năm trước, tôi từng bị ngộ độc thực phẩm sau khi được người bạn dẫn đi ăn một số món ăn lề đường như hột vịt lộn, gỏi cuốn. Cụ thể là sau khi ăn xong tôi thấy rất khó chịu, tiêu chảy 
và nôn ói liên tục.

Chuyến đi chơi vì vậy cũng mất vui vì tôi hầu như chỉ nằm ở khách sạn và ăn uống phải kiêng khem nhiều.

Tôi nghĩ thế mạnh của thức ăn đường phố tại Việt Nam là trông rất bắt mắt, hương vị đậm đà và ăn cũng hấp dẫn. Thức ăn đường phố cũng trở thành nét văn hóa độc đáo thu hút sự chú ý của nhiều du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, theo tôi, để thức ăn đường phố thật sự trở thành sản phẩm du lịch thì cơ quan chức năng nên có các tiêu chuẩn dành cho hàng quán và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tôi nói ra điều này có thể các bạn không vui, nhưng tại nhiều nơi ở Việt Nam người ta bán đồ ăn mà nhìn vào đã thấy muốn… bỏ chạy. Họ treo thịt trong tủ và để mặc ruồi nhặng đậu đầy, người bán thức ăn không đeo găng tay, thậm chí bốc tiền xong rồi bốc ngay thức ăn, hoặc đỡ hơn một tí là… chùi vào vạt áo, quần 
trông rất “kinh”.

Có lần tôi ngồi cùng bạn ở khu cà phê bệt ngay trung tâm quận 1 (TP.HCM). Nhìn những người bán hàng rong tại đây thú thật dù đồ ăn có ngon cách mấy, tôi cũng không dám thử vì trông rất mất vệ sinh, từ việc họ bày bán dưới đất đến việc vừa bán 
vừa thu tiền.

Nhìn chung, tôi thích tự nấu ăn ở nhà vì hợp khẩu vị và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đến Việt Nam, tôi cũng thường tập trung tại nhà những người bạn Việt, mua nguyên liệu về nấu, nhân tiện học cả công thức nấu ăn.

Nếu phải ăn ở hàng quán bên ngoài, tôi thường nghiên cứu trước trên các trang chuyên về du lịch để chọn các quán an toàn.

* Ông JOHN REID (người Mỹ, kinh doanh nhà hàng bia):

Mua thực phẩm từ nguồn an toàn, đáng tin

Suốt chín năm ở Việt Nam, tôi luôn giữ thói quen ăn uống ở những nơi bạn bè giới thiệu, những nơi có tiếng tăm một chút, có nhiều người ăn sẽ đáng tin hơn.

Ví dụ như một quầy bánh mì mà có nhiều người xếp hàng mua thì tôi có cảm giác an tâm hơn, vì nhiều người mua thì khả năng đồ ăn sẽ không bị tồn và người ta sẽ bán đồ mới mỗi ngày.

Trong khâu chọn nguyên liệu và thực phẩm cho nhà hàng của mình, chúng tôi luôn cố gắng mua từ những nguồn an toàn và đáng tin. Chúng tôi luôn tìm hiểu nguồn gốc hàng hoá của người bán từ đâu, có dùng thuốc trừ sâu hay không, lượng sản xuất bao nhiêu…

Tôi nghĩ để cải thiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng nên quản lý chặt chẽ hơn, quy định nghiêm ngặt hơn và kiểm tra thường xuyên hơn. Ở Mỹ, chúng tôi có Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) làm chuyện này.

Dịp tết sắp đến, nhà hàng bia của chúng tôi ở TP.HCM có một thực đơn tết riêng, ít món hơn bình thường. Chúng tôi vẫn luôn giữ tiêu chí sử dụng thực phẩm tươi ngon, nên món ăn nào mà nhà cung cấp nguyên liệu nghỉ tết, chúng tôi sẽ bỏ ra khỏi thực đơn của mình.

NGỌC ĐÔNG ghi

NGỌC ĐÔNG – BÌNH MINH ghi