09/01/2025

ĐH là nơi đào tạo sinh viên khởi nghiệp

Trả lời phóng viên Thanh Niên hôm qua (6.1), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) khẳng định 2017 sẽ là năm đẩy mạnh tốc độ kiểm định chất lượng trong toàn hệ thống giáo dục đại học.

 

ĐH là nơi đào tạo sinh viên khởi nghiệp

Trả lời phóng viên Thanh Niên hôm qua (6.1), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) khẳng định 2017 sẽ là năm đẩy mạnh tốc độ kiểm định chất lượng trong toàn hệ thống giáo dục đại học.


Ngừng hoạt động trung tâm kiểm định thiếu trung thực
Dư luận vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngại chất lượng kiểm định trong nước, cho rằng phải là “Tây” mới đáng tin cậy. Bộ GD-ĐT có công cụ gì để đảm bảo sự tin cậy trong hoạt động kiểm định trong nước?
Có thể nói hoạt động kiểm định của ta khắt khe không kém gì kiểm định của nước ngoài. Các tiêu chí đều đã được lượng hóa nên trong quá trình kiểm định, dẫu cơ quan kiểm định có muốn châm chước cũng không thể du di hay xuê xoa được. Sắp tới, Bộ cũng quy định cơ chế để các trung tâm kiểm định này cũng sẽ phải chịu sự kiểm định, đánh giá của những tổ chức độc lập khác, để đảm bảo hoạt động của họ chất lượng, tin cậy, khách quan. Những trung tâm thực hiện kiểm định thiếu trung thực, không đảm bảo các điều kiện sẽ phải dừng hoạt động.
ĐH là nơi đào tạo sinh viên khởi nghiệp - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Trường công an sẽ không tuyển CĐ và TCCN

Ngày 5.1, đại diện các cơ quan phụ trách đào tạo ngành công an và quân đội cho biết năm 2017 các trường của hai lực lượng này vẫn sử dụng kết quả thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT để xét tuyển.
Bộ có khuyến khích các trường ĐH đăng ký kiểm định với các trung tâm kiểm định nước ngoài?
Bộ rất khuyến khích các trường ĐH kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay có khoảng 100 chương trình đào tạo của các trường ĐH nước ta đã được các tổ chức quốc tế kiểm định. Về kiểm định trường thì hiện nay Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội đang thực hiện kiểm định bởi Tổ chức AUN-QA. Ngoài ra 4 trường kỹ thuật trong chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao hợp tác với Pháp là ĐH Bách khoa Hà Nội, Xây dựng Hà Nội, Bách khoa của ĐH Đà Nẵng, Bách khoa TP.HCM đang được kiểm định bởi HCERES, một tổ chức của Pháp. Dự kiến tháng 7.2017, họ sẽ công bố kết quả. Đó là 5 trường ĐH đầu tiên của VN được đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Việc kiểm định quốc tế sẽ giúp chúng ta sớm hội nhập. Vì thế các trường có thể ban đầu kiểm định quốc gia, sau này có điều kiện thì đăng ký quốc tế.
ĐH là nơi đào tạo sinh viên khởi nghiệp 1

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo ở bậc ĐH sắp tới phải được đẩy mạnhẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Sinh viên tự tạo ra việc làm mới
Đưa ra vấn đề việc làm cho sinh viên (SV) sau tốt nghiệp trong hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, phải chăng Bộ GD-ĐT nghĩ rằng có thể tìm được giải pháp giải quyết vấn đề này?
 
 
ĐH là nơi đào tạo sinh viên khởi nghiệp - ảnh 4

Quá trình đổi mới đào tạo sắp tới của các trường ĐH là phải đào tạo làm sao để sinh viên có khả năng khởi nghiệp, không chỉ tự tạo việc làm cho mình mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho những người khác 3 vấn đề lớn

ĐH là nơi đào tạo sinh viên khởi nghiệp - ảnh 5
 
 

Thông tin thống kê về SV tốt nghiệp chưa tìm được việc làm cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo độ tin cậy. Hiện nay chúng ta mới nghe con số SV tốt nghiệp chưa tìm được việc làm nhưng chưa biết phương thức thống kê được thực hiện như thế nào. Hiện tại Bộ đang yêu cầu các trường báo cáo cụ thể tỷ lệ SV tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp để có thể có con số thực về tình trạng việc làm của các ngành, các trường khác nhau, trên cơ sở đó định hướng chỉ tiêu tuyển sinh, phát triển ngành nghề phù hợp.

Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận ra thị trường lao động không phát triển kịp để thu hút lượng SV tốt nghiệp nên đã điều chỉnh quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH. Nghị quyết 14 năm 2005 đưa ra mục tiêu năm 2020 có 450 SV/10.000 dân, nhưng gần đây khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, Bộ GD-ĐT đã giảm mục tiêu này xuống 265 SV/10.000 dân (hiện nay đã đạt khoảng 220 SV/10.000 dân). Vì thế việc thành lập trường ĐH đã được hạn chế tối đa.


Để SV có được việc làm sau khi ra trường thì việc đào tạo không chỉ nhắm tới vị trí việc làm có sẵn trong xã hội. Khi thị trường không phát triển nhanh thì vị trí việc làm có giới hạn, trong khi SV tốt nghiệp hằng năm vẫn được bổ sung vào thị trường lao động, dẫn đến cung vượt cầu. Cho nên quá trình đổi mới đào tạo sắp tới của các trường ĐH là phải đào tạo làm sao để SV có khả năng khởi nghiệp, không chỉ tự tạo việc làm cho mình mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho những người khác. Đây là một trong những khác biệt cơ bản giữa giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nhân lực đáp ứng các vị trí việc làm cụ thể, còn giáo dục ĐH là đào tạo những con người có khả năng khởi nghiệp. Khi đó, một SV ra trường không những không chiếm chỗ làm của người khác mà còn tạo ra thêm nhiều việc làm mới. Phải chuyển hướng tiếp cận trong đào tạo ĐH như thế thì mới giải quyết tận gốc vấn đề việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp.

 
 
Hôm nay (7.1), tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, trong đó tập trung bàn thảo vào3 vấn đề lớn: Đổi mới quản trị ĐH để thực hiện hiệu quả tự chủ trường ĐH; Các giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo; Các giải pháp nâng cao tỷ lệ việc làm của SV tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
 

Muốn giải quyết vấn đề trên thì hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo phải được đẩy mạnh. Lâu nay vì mục tiêu đào tạo chưa tập trung lớn vào khởi nghiệp nên vai trò nghiên cứu khoa học của SV chưa được chú ý. Giờ thì phải thay đổi, vì có tham gia nghiên cứu khoa học thì mới hình thành trong SV tư duy tìm tòi, sáng tạo, khả năng phát hiện cái mới, tác phong chủ động trong các hoạt động trí tuệ, từ đó tự tạo việc làm.

Một giải pháp khác là đào tạo không chỉ đáp ứng thị trường lao động trong nước mà còn phải hướng tới thị trường lao động khu vực ASEAN. Vấn đề là làm sao để SV có thể thích nghi môi trường lao động hội nhập. Chìa khóa để mở ra cánh cửa hội nhập này là ngoại ngữ – kỹ năng mà SV chúng ta vốn dĩ rất yếu. Vì yếu ngoại ngữ nên thiếu tự tin, từ đó thiếu cạnh tranh trong thị trường lao động.
Kỳ vọng của Bộ GD-ĐT liệu có quá sức so với tiềm lực nền giáo dục ĐH của VN không?
Khi chúng ta đã bước chân ra hội nhập thế giới thì lực lượng lao động phải chấp nhận cạnh tranh không chỉ người trong nước với nhau mà còn với lao động quốc tế. Thách thức này khiến các trường dù muốn dù không vẫn phải tìm cách thay đổi mục tiêu, chương trình cũng như nội dung đào tạo phù hợp. Vì vậy, lãnh đạo các trường ĐH ngày nay phải hết sức năng động, có tầm nhìn chiến lược, dự báo được diễn biến và nhu cầu của thị trường lao động, để kịp thời điều chỉnh chương trình đào tạo. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi các trường thực hiện tự chủ.



 

Quý Hiên​ 
(thực hiện)