08/01/2025

Hiệu trưởng hãy là người gương mẫu

Đọc bài báo “Hiệu trưởng phát phiếu khảo sát chứng minh mình vô can” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30-12-2016 của tác giả Vĩnh Hà, những người làm giáo dục chúng tôi bức xúc vô cùng về cách xử sự của cô hiệu trưởng.

 

Hiệu trưởng hãy là người gương mẫu

Đọc bài báo “Hiệu trưởng phát phiếu khảo sát chứng minh mình vô can” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30-12-2016 của tác giả Vĩnh Hà, những người làm giáo dục chúng tôi bức xúc vô cùng về cách xử sự của cô hiệu trưởng.

 

 

 

Hiệu trưởng hãy là người gương mẫu

“Nếu ban giám hiệu, những người chèo lái con thuyền giáo dục giỏi và tâm huyết thì đội ngũ giáo viên sẽ kính nể và noi theo.

Như vậy, khi giáo viên giỏi và tận tuỵ với học sinh, ắt nền giáo dục sẽ gặt hái được nhiều hương thơm, trái ngọt; khi ban giám hiệu là tấm gương trong sáng, ắt sẽ tạo được nhiều tấm gương hết mình vì học sinh thân yêu”.

Xét trên nhiều góc độ, việc làm của cô hiệu trưởng không đúng về cả hai phương diện: lý và tình. Ở hai mặt này, chúng tôi chỉ phân tích như sau:

Về mặt lý, việc cô phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường để chứng minh rằng cô vô can trong việc học sinh bị tai nạn là hoàn toàn vô lý và gây phiền phức cho họ. Khi đưa phiếu khảo sát này, chẳng khác nào cô ép họ trở thành những người làm chứng cho việc cô chả liên quan gì đến tai nạn của em học sinh nọ.

Thử hỏi, nếu một số cá nhân ghi vào phiếu khảo sát rằng mình thấy có ôtô vào, hoặc mình không biết gì về việc đó thì “kết quả” sẽ như thế nào? Liệu họ có được “bình yên” trong công việc, trong học tập không? Bởi chúng ta phải thừa nhận rằng hiệu trưởng có tiếng nói “ra gang ra thép”.

Về mặt tình, cô đã đánh mất niềm tin đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. Cách giải quyết của cô không đúng với môi trường giáo dục – môi trường trồng người.

Đã là người thầy, người cô thì học trò cũng như con cái của mình, mình có ít nhiều liên quan. Nhưng với tư cách là một hiệu trưởng thì cô phải có trách nhiệm lớn hơn nữa với học trò của mình. Trái tim người thầy ở đâu? Sao cứ đòi hỏi học trò “tiên học lễ” mà mình lại đi ngược điều đó?

Có một lần người cháu kể, có một cô chủ nhiệm và cô giáo bộ môn cãi nhau trước lớp, ai cũng cho mình đúng (việc giáo viên cãi nhau trước mặt học sinh là điều không thể chấp nhận được, điều đó ảnh hưởng không tốt với học trò và đánh mất hình ảnh của nhà giáo).

Sau khi cô giáo bộ môn đi, giáo viên chủ nhiệm dặn học trò rằng: “Nếu cô hiệu trưởng có hỏi, các con nhớ nói cô đúng nhé!”. Không thể chấp nhận được việc này! Với tư cách là người thầy, sao lại dạy học trò nói như thế! Điều đó cũng giống như trường hợp vị hiệu trưởng trong câu chuyện học sinh bị gãy chân, ép cán bộ, giáo viên, học sinh nói dối.

Tôi từng được nghe vị hiệu trưởng một trường THPT tư thục ở quận Tân Phú, TP.HCM nói với thầy cô rằng: “Học sinh hư là tại thầy cô, thầy cô hư là tại ban giám hiệu”. Câu nói đó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa đối với những ai gắn mình cùng sự nghiệp trồng người.

Nghe được lời nói ấy, chúng tôi tự nhủ lòng mình phải càng cố gắng hơn nữa, về cả trí tuệ lẫn tâm hồn (giỏi chuyên môn và đẹp tâm hồn) khi đến với các em học sinh. Bởi người thầy giỏi không chỉ dạy cho học sinh những câu chữ có sẵn (kiến thức chuyên môn) mà dạy bằng cả tâm hồn mình.

Thầy cô hư, lỗi tại ban giám hiệu? Tôi nghĩ rằng quả là như thế. Nếu ban giám hiệu, những người chèo lái con thuyền giỏi và tâm huyết thì đội ngũ giáo viên kính nể và noi theo.

Và như vậy, khi giáo viên giỏi và tận tu với học sinh, ắt nền giáo dục sẽ gặt hái được nhiều hương thơm, trái ngọt; khi ban giám hiệu là tấm gương trong sáng, ắt sẽ tạo được nhiều tấm gương hết mình vì học sinh thân yêu.

Suy rộng ra, ban giám hiệu là tấm gương phản chiếu cho thầy cô, và thầy cô là tấm gương phản chiếu cho học sinh. Được như vậy thì môi trường học đường mới thực sự là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Giáo dục thế hệ trẻ không chỉ là kiến thức mà còn rất nhiều yếuy tố khác như: kỹ năng sống, giáo dục tâm hồn. Giáo dục thế hệ trẻ không chỉ là lý thuyết suông mà phải gắn liền với những việc làm thiết thực. Có như vậy, học sinh mới đặt niềm tin ở thầy cô, ở mái trường.

Chúng tôi mong rằng cô hiệu trưởng ngôi trường nọ cần phải nhìn nhận lại việc làm của mình. Hãy là người đứng đầu gương mẫu, quản lý và dạy học sinh bằng cả tâm hồn mình, để xứng đáng là người chèo lái con thuyền tri thức trong nhà trường.

Học trò hư, lỗi do ai?

Một câu hỏi đặt ra không có gì là khó trả lời. Do nhiều yếu tố, trong đó có những người hằng ngày đối diện với các em, đó chính là chúng tôi – những người thầy, người cô đang đồng hành cùng học sinh.

Khi các em hư, chúng ta tự hỏi bản thân mình đã hiểu các em chưa? Đã hết mình vì các em chưa? Chúng ta có trăn trở khi một học sinh hư? Chúng ta có phải là tấm gương sáng thực sự trong tâm hồn các em chưa?…

Như vậy, học sinh hư một phần tại thầy cô. Điều đó nói lên vai trò và trách nhiệm của thầy cô đối với học sinh. Bởi các em có thành nhân và thành danh hay không thì mái trường chính là cái nôi, cái nền và thầy cô chính là người cha, người mẹ của các em.

HOÀNG THÁI HÙNG (giáo viên Trường THPT Thành Nhân)