06/01/2025

Nhậu nhẹt cuối năm tưng bừng coi chừng ngộ độc rượu!

Dịp cuối năm, tiệc tùng, sử dụng rượu, bia nhiều dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc gây nguy hiểm. Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu gia tăng trong các ngày gần đây.

 

Nhậu nhẹt cuối năm tưng bừng coi chừng ngộ độc rượu!

Dịp cuối năm, tiệc tùng, sử dụng rượu, bia nhiều dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc gây nguy hiểm. Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu gia tăng trong các ngày gần đây.




 

 

Bệnh nhân ngộ độc rượu nặng được điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch MaiẢNH: THUÝ ANH

 

Sau 3 – 4 ngày uống rượu liên tục bởi tham dự các đám cưới và tự mua uống, bệnh nhân N.Đ.T (47 tuổi, ở Hà Nội) được người thân đưa đến bệnh viện gần nhà trong tình trạng đau đầu, mắt mờ, lơ mơ, sau đó nhanh chóng được chuyển sang Trung tâm chống độc (thuộc Bệnh viện Bạch Mai).
“Bệnh nhân đến trung tâm đã trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim. Sau nỗ lực cấp cứu, tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc nói và cho biết thêm, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng nhiều vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết, có ngày 2 – 3 ca vào cấp cứu.
Đáng lo ngại là tình trạng ngộ độc rượu cồn công nghiệp (có chứa methanol). Như trường hợp của bệnh nhân kể trên, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng methanol trong máu lên tới gần 300 mg/100 ml máu, trong khi chỉ với mức trên 20 mg/100 ml máu đã gây ngộ độc methanol.
 
 
Để giảm thiểu nguy cơ với sức khoẻ, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày (với nam) và một đơn vị cồn/ngày (với nữ).
Một đơn vị cồn tương đương 10 gr cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức là tương đương với:
– 1 cốc bia 330ml (5%)
– 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%)
– hoặc 1 cốc nhỏ 30 ml rượu mạnh (40%).
(Nguồn: Cục Y tế  dự phòng, Bộ Y tế)
 

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, dù được lọc máu, dùng các thuốc giải độc và phụ thuộc tất cả các máy trợ tim mạch ngay khi nhập viện nhưng kết quả đánh giá cho thấy bệnh nhân N.Đ.T bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, không thể cứu chữa nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà.

Bác sĩ Nguyên cho biết thêm, rượu chứa cồn công nghiệp nguy hiểm bởi khởi đầu loại này có tác dụng (gây say) tương tự như rượu thông thường (sản xuất từ cồn thực phẩm ethanol) khiến người dùng không phân biệt được. Nhưng vào cơ thể, loại cồn này được chuyển hóa trở thành các a xít gây tổn thương các tế bào, đặc biệt là ở mắt, não, gây hoại tử các tế bào não, tế bào thần kinh thị giác ở mắt nên gây mù vĩnh viễn.
Khi có biểu hiện ngộ độc như: mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê thì đã nặng. Do đó, với các bệnh nhân ngộ độc rượu cồn công nghiệp nếu không tử vong cũng hiếm có cơ hội hồi phục hoàn toàn đồng thời có thể sẽ chịu di chứng rất nặng nề: mù; suy giảm, mất trí nhớ.
Nhậu nhẹt cuối năm tưng bừng coi chừng ngộ độc rượu!  - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Phụ nữ nhậu nhẹt sắp qua mặt mấy anh đàn ông

Nghiên cứu quy mô toàn cầu cho kết quả tỉ lệ uống rượu bia ở đàn ông sinh từ năm 1891-1910 gấp đôi phụ nữ. Nhưng tỉ lệ này gần như bằng nhau giữa phụ nữ và đàn ông sinh từ năm 1991-2000.  
Kiểm soát lượng uống
 
Bác sĩ Nguyên cảnh báo, không chỉ ngộ độc rượu do cồn công nghiệp mà nhiều trường hợp phải nhập viện do lạm dụng rượu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tụt đường huyết, hôn mê, nôn nhiều, kích thích la hét, vật vã. Nhiều người uống rượu nhưng không ăn gây hạ đường huyết, dẫn đến tổn thương não do thiếu năng lượng được nuôi dưỡng.
“Bia cũng gây ngộ độc chứ không chỉ là rượu như nhiều người vẫn nghĩ, nếu lạm dụng cũng gây ngộ độc”, bác sĩ Nguyên lưu ý.
Ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết rượu, bia là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh ung thư (miệng, họng, thanh quản, đại trực tràng, gan, ung thư vú ở nữ), càng uống nhiều thì nguy cơ gây ung thư càng tăng.
Nhậu nhẹt cuối năm tưng bừng coi chừng ngộ độc rượu!  - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Thưởng thức bia đúng điệu ở đâu?

Nếu ai đó nhận xét rằng “mùi vị của bia đắng nghét!” hay “uống bia chỉ để say!” thì họ đã không biết gì về những món nước giải khát làm từ bia và những loại bia thủ công làm từ hoa quả… 
Theo Cục Y tế dự phòng, khi vào cơ thể, cồn (ethanol) trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde – là chất độc cho cơ thể. Nếu chỉ uống rượu, bia với số lượng nhỏ thì cơ thể có thể dung nạp hết, với khả năng trung bình khoảng 10 gr cồn (tương đương 1 đơn vị cồn), tương đương 1 ly rượu nhỏ hoặc 1 cốc bia hơi mỗi giờ. Nhưng nếu uống quá mức dung nạp, chất độc này sẽ bị tồn lại trong gan gây độc cho cơ thể.
Tuy nhiên, khảo sát của Bộ Y tế (2015 – 2016) trong số hơn 3.000 nam giới cho thấy, có đến 44% uống rượu ở mức nguy hại – sử dụng khoảng 6 – 10 đơn vị cồn/lần uống. Việc này làm tăng tai nạn giao thông, tác động xấu đến sức khoẻ, gia tăng tự tử, bạo lực.
“Nếu có sử dụng, đặc biệt trong dịp lễ, tết cần uống rượu, bia ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống; uống từ từ kết hợp với sử dụng đồ ăn, xen kẽ với nước lọc; không dùng rượu bia không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không điều khiển phương tiện sau khi uống”, ông Bắc khuyên.

 

Liên Châu