04/01/2025

Dốc sức đổi mới giáo dục

2017 là năm bản lề cho việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (dự kiến bắt đầu từ năm 2018).

 

Dốc sức đổi mới giáo dục

2017 là năm bản lề cho việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (dự kiến bắt đầu từ năm 2018).




2017 sẽ là năm đổi mới và hành động của toàn ngành giáo dục 	 /// Ảnh: Ngọc Thắng

2017 sẽ là năm đổi mới và hành động của toàn ngành giáo dụcẢNH: NGỌC THẮNG
Vì vậy, đây sẽ là năm “chạy nước rút” cho công tác chuẩn bị để công bố những đường hướng quan trọng trong đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “năm 2017 ngành GD-ĐT sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo”. Đối với bậc học mầm non, tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng…


Ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới


Dốc sức đổi mới giáo dục - ảnh 2
Năm 2017 ngành GD-ĐT sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo
Dốc sức đổi mới giáo dục - ảnh 3

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Năm 2017 là thời hạn cuối cùng Bộ phải công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới (bao gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học) sau hơn một năm “im hơi lặng tiếng”. Trước đó, không ít ý kiến, trong đó có văn bản của Thường trực Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng từ khi chương trình tổng thể được công bố vào tháng 7.2015, tiến độ thực hiện đề án rất chậm. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nhiều chuyển biến, đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chưa ban hành. Trong khi đó, thời hạn dự kiến đưa vào áp dụng đại trà chương trình giáo dục mới đang đến gần (năm học 2018 – 2019).

Thi THPT quốc gia sẽ áp dụng đến năm 2019
Bộ cho rằng đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài việc làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn, còn tác động tích cực trong đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Để tránh hoang mang với học sinh và các trường về việc mỗi năm thay đổi thi một kiểu khác nhau, Bộ khẳng định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông. Từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định, đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.
Với kỳ thi năm 2017, quy chế thi THPT quốc gia được ban hành, kèm theo đó là những hướng dẫn cụ thể về kỳ thi này. Theo kế hoạch, Bộ sẽ công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 vào cuối tháng 1.2017 để thí sinh và các trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.


Loại bỏ các cuộc thi không thiết thực
Có quá nhiều cuộc thi đưa vào trường học thời gian vừa qua. Bộ thể hiện quyết tâm giảm quá tải, căng thẳng cho giáo viên, học sinh bằng cách yêu cầu các địa phương rà soát lại tất cả cuộc thi hiện có trong trường học. Mục tiêu của việc rà soát là để bắt đầu từ năm 2017 loại bỏ những cuộc thi không thiết thực, tạo áp lực với học sinh, giáo viên và các trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, gây băn khoăn cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.
Các sở GD-ĐT sẽ tiến hành rà soát lại các cuộc thi đang được tổ chức tại các địa phương và báo cáo với Bộ về những ưu điểm, hạn chế, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia các cuộc thi này cũng như đề xuất hướng triển khai trong thời gian tới.
Dốc sức đổi mới giáo dục - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

Bộ sẽ công bố thêm đề thi thử nghiệm

Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết ngoài đề thi minh họa được công bố vào tháng 10.2016, trong thời gian tới Bộ sẽ công bố thêm bộ đề thi thử nghiệm để TS tham khảo.


Nâng cao chất lượng đội ngũ
Để chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết năm 2017 ngành giáo dục sẽ tập trung rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn, tiêu chuẩn ban hành. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn. Hiện nay, ngành cũng đang triển khai tái cơ cấu các trường sư phạm theo hướng giảm bớt số lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Bộ sẽ yêu cầu rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn ban hành. Theo đó, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn.
Tăng cường gắn kết giữa các cơ sở đào tạo sư phạm với các địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng bồi dưỡng thường xuyên ngay tại nhà trường cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, trao đổi, tự học.
Ở bậc ĐH, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề được Bộ đặc biệt quan tâm tìm giải pháp giải quyết trong năm nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng. Từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước. Giáo dục ĐH sẽ hướng tới chất lượng để sản phẩm đầu ra đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.  
 Tuệ Nguyễn – Quý Hiên


 

Tuệ Nguyễn