10/01/2025

Dấu hiệu gì để nhận biết cơn nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim.

 

Dấu hiệu gì để nhận biết cơn nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim.



 

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim đang tăng trong thời gian gần đâyẢNH: NAM SƠN

“Khơi thông” lòng mạch máu
Trung tâm tim mạch Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết số bệnh nhân cấp cứu do nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch tăng cao trong những ngày gần đây. Có thời điểm, chỉ trong 2 ngày đã có 11 bệnh nhân nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp chậm cần can thiệp đặt stent (khung lưới kim loại được đưa vào nơi lòng mạch bị chít hẹp lúc khơi thông lòng mạch) và đặt máy tạo nhịp tim.
Bệnh nhân nam N.V.G (76 tuổi, quê Bắc Giang) được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên trung tâm này, trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, tím tái, mạch và huyết áp giảm, điện tim biến đổi thất thường, men tim tăng cao. Qua các xét nghiệm, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước rộng, nguy cơ tử vong cao. Bác sĩ khẩn trương can thiệp đặt stent, tái lập dòng máu chảy tại đoạn động mạch vành bị tắc. Ca can thiệp kéo dài gần 1 giờ, chỉ số sinh tồn bệnh nhân ổn định trở lại.


Một bệnh nhân khác cũng bị nhồi máu cơ tim trước rộng là ông N.T.T (78 tuổi, ở Hưng Yên) vào cấp cứu với các triệu chứng: đau ngực dữ dội, khó thở cấp, được chẩn đoán nhồi máu cơ tim giờ thứ 6 kèm nguy cơ phù phổi cấp… Bệnh nhân qua cơn nguy kịch sau khi được can thiệp tái thông dòng máu ở động mạch vành, đặt stent.
N.T.T (85 tuổi, ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) được chuyển đến trung tâm trong tình trạng sốc tim, phù phổi cấp, rối loạn nhịp rất nặng. Chụp động mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành mũ, hẹp đến 90% đoạn 2 động mạch liên thất trước và hẹp 95% đoạn 2 động mạch vành phải. Đây là bệnh nhân lớn tuổi, tình trạng rất nặng. Sau khi can thiệp cấp cứu tái thông dòng máu và đặt stent động mạch, bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp, phù phổi cấp, suy tim sau nhồi máu cơ tim nên tiếp tục được thông khí nhân tạo để giảm nguy cơ suy tim.
Dấu hiệu gì để nhận biết cơn nhồi máu cơ tim? - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

10 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Nhiều người biết rằng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng lại không biết nó cũng có thể là người bạn đồng hành phòng ngừa căn bệnh này, hay thậm chí hỗ trợ chữa lành sau một cơn đột quỵ.  


Theo GS-TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, có thời điểm trong 1 ngày, trung tâm tim mạch cấp cứu thành công cho 6 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ biến chứng và tử vong rất cao.
Cảnh giác khi đau ngực, khó thở
Bệnh nhân nam N.V.H (45 tuổi, ở Nam Định) được chuyển đến Bệnh viện E trong tình trạng sốc tim, rối loạn nhịp mạch và huyết áp giảm. Kết quả chụp động mạch vành của bệnh nhân cho thấy tắc hoàn toàn động mạch vành phải đoạn 1, 2 nên được can thiệp mạch đặt stent tái thông dòng máu. “Cũng may mắn bởi bệnh nhân được chuyển đến khá sớm, nhồi máu cơ tim giờ thứ 2. Đây là “thời gian vàng” để can thiệp cấp cứu”, một bác sĩ điều trị đánh giá.
Dấu hiệu gì để nhận biết cơn nhồi máu cơ tim? - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ trứng

Nghiên cứu được công bố trên Journal of the American College of Nutrition cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm 12% nguy cơ bị đột quỵ.


Các bác sĩ cho biết thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân do nhiệt độ hạ thấp gây co thắt mạch máu, cản trở dòng máu đến nuôi tim. Đặc biệt, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim rất cao ở người bị mỡ máu cao, chất béo tích tụ trong thành mạch máu gây xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa vỡ ra, tại những chỗ này, máu sẽ bị đông cục (huyết khối) gây tắc động mạch. Lòng mạch máu nuôi tim bị co hẹp, huyết khối gây bít tắc làm cản trở dòng máu đến nuôi tim. Tình trạng này gây thiếu máu cục bộ, bệnh nhân cảm thấy đau ngực. Nếu thiếu máu cục bộ kéo dài có thể khiến vùng cơ tim bị “chết”, hoại tử, có thể dẫn tới tử vong.
GS-TS Lê Ngọc Thành khuyên những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… khi có các triệu chứng: đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, đau lan lên vai, cổ, hàm, hoặc lan dọc theo cánh tay (đặc biệt là tay trái) thì cần đến cấp cứu tại các bệnh viện có chuyên khoa can thiệp tim mạch để được điều trị nhanh nhất. Người trẻ cũng không nên chủ quan. Số lượng người trước 45 tuổi phải vào điều trị, cấp cứu do tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim đang tăng lên trong các năm gần đây.


 

Nam Sơn