Thương hiệu cá nhân quyết định sự thành công hoặc thất bại của một người, đặc biệt là trong sự nghiệp. Vì vậy, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần tự tạo dựng thương hiệu cho mình.
Tạo thương hiệu cá nhân từ Facebook
Thương hiệu cá nhân quyết định sự thành công hoặc thất bại của một người, đặc biệt là trong sự nghiệp. Vì vậy, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần tự tạo dựng thương hiệu cho mình.
Thông tin này được đưa ra trong toạ đàm về bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân và khởi nghiệp từ ghế nhà trường, diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng 13.12.
Sử dụng mạng xã hội để làm gì?
Đây là câu hỏi được bà Nguyễn Thu Hương, Chủ tịch mạng lưới nữ lãnh đạo quốc tế tại VN, đặt ra với hàng trăm sinh viên ngay khi bắt đầu buổi tọa đàm. Khi được hỏi: “Có bạn nào sử dụng mạng xã hội?”, tất cả các bạn trẻ đều giơ tay. Trả lời câu hỏi: “Sử dụng mạng xã hội để làm gì?” thì chỉ vài người cho biết sử dụng để phục vụ công việc của bản thân.
Từ những tin nhắn trên Facebook giới thiệu, lần qua trang cá nhân đến với những thông tin được chia sẻ trên dòng thời gian, có thể nhận diện tương đối rõ về một người.
Nguyễn Thu Hương, Chủ tịch mạng lưới nữ lãnh đạo quốc tế tại VN
Nguyễn Tùng Duy (sinh viên năm thứ 3), hiện đang là nhân viên kinh doanh một công ty sữa, chia sẻ: “Công việc này đã giúp mình học được nhiều thứ, trong đó có sử dụng mạng xã hội một cách triệt để và hiệu quả nhất. Bằng Facebook mình đã chủ động kết nối và tìm kiếm được nhiều khách hàng cho công ty”.
Tương tự, Nguyễn Toàn, sinh viên năm cuối ngành quốc tế học, đồng thời là nhân viên chính thức của một công ty, cho biết: “Mình sử dụng mạng xã hội cho 2 mục đích chính: kinh doanh cho bản thân thông qua mở shop bán giày online và tìm kiếm khách hàng phục vụ cho vị trí chuyên viên kinh doanh bên ngoài. Sau 2 tháng, việc được bổ nhiệm chức vụ trưởng nhóm kinh doanh và một lần đạt danh hiệu nhân viên bán hàng tốt nhất đã cho thấy lợi ích mà mạng xã hội đem lại cho bản thân”.
Từ kinh nghiệm bản thân trong vai trò giám đốc doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Hương cho rằng cách tiếp cận của doanh nghiệp về nhân sự nay khác trước nhiều, trong đó thông tin từ mạng xã hội giữ vị trí quan trọng ban đầu.
Không chỉ lôi cuốn khán giả trên cầu trường bóng rổ bằng nhan sắc nổi bật cùng những vũ điệu nóng bỏng, Diễm Anh còn là cựu học sinh trường Amsterdam, có thành tích học tập tốt tại Anh.
Bà Hương nói: “Từ những tin nhắn trên Facebook giới thiệu, lần qua trang cá nhân đến với những thông tin được chia sẻ trên dòng thời gian, tôi có thể nhận diện tương đối rõ về một người. Dù đó không phải yếu tố quyết định nhưng rất quan trọng lúc ban đầu để tôi quyết định tạo cơ hội việc làm với bạn trẻ đó hay không”.
Bà Thu Hương nhấn mạnh: “Có thể nói rằng những gì đăng tải trên Facebookchính là thương hiệu của một người. Những lời nói giận hờn hay ngợi khen được lưu dấu dần dà sẽ tạo thành một “hồ sơ” cá nhân, chính điều đó tạo ra hoặc đánh mất cơ hội việc làm của bạn. Phải luôn phát đi những thông điệp theo hướng tích cực nhất vì đây chính là một trong các công cụ hàng đầu để tạo ra thương hiệu bản thân”.
“Xem mình là một sản phẩm”
Tại buổi tọa đàm, một sinh viên năm thứ 2 bộc bạch: “Mình thích văn. Mình thi vào trường này nhưng học hết 2 năm rồi mà vẫn loay hoay không biết sẽ làm gì khi ra trường”.
Còn Thanh Nhàn, dù học ngành quốc tế học nhưng lại muốn làm việc liên quan đến ngành luật.
Chia sẻ những băn khoăn này, bà Thu Hương khuyên: “Thích và có khả năng làm điều mình thích là 2 vấn đề khác nhau. Do vậy, cần phải phân tích được khả năng cạnh tranh của bản thân với điều mình thích có phù hợp không. Không nên đang học ngành này mà thích làm việc ngành khác, vì chắc chắn công ty luật sẽ tìm kiếm ứng viên chuyên ngành luật trước tiên”.
Bạn có thể dạy người dân bản địa ăn món ăn truyền thống của họ được không, khi bạn chẳng biết gì về món ăn ấy? Thậm chí, bạn còn gọi Phở là mì ramen?
Tuy nhiên, bà Hương cũng thừa nhận trước khi đến với một công việc phù hợp cần phải có giai đoạn thử nghiệm. Ngay từ năm thứ 2, sinh viên nên tìm kiếm cơ hội thực tập cho bản thân.
“Thực tập không phải vì tiền hoặc vì một chữ ký để đủ điều kiện tốt nghiệp mà vì kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng hơn là tạo dựng mối quan hệ. Trong một hồ sơ xin việc thì đây là phần không thể thiếu, một SV từng có việc làm chính thức từ năm thứ 3 sẽ rất ấn tượng với nhà tuyển dụng”, bà Thu Hương nói.
Trong khi đó, bà Vũ Như Phương Chi, Giám đốc kinh doanh PPC, chia sẻ kinh nghiệm bản thân: “Để xây dựng thương hiệu thì bản thân người đó cần phải luôn chủ động. Khi còn học ĐH, tôi luôn cố gắng để được ngồi bàn đầu tiên và phát biểu nhiều để được thầy cô nhớ đến tên mình”.
Bà Phương Chi tiếp tục phân tích: “Hãy xem cá nhân mình là một sản phẩm. Bên cạnh kiến thức, ngoại ngữ thì càng có nhiều kỹ năng mềm và tài lẻ thì càng dễ thành công trong cuộc sống. Yếu tố quan trọng của thương hiệu một sinh viên mới tốt nghiệp chính là thái độ, sự nhiệt tình và không chấp nhận thất bại. Vì nếu thiếu kiến thức và kỹ năng, chúng tôi có thể đào tạo được còn những thứ trên cần phải tự mỗi người xây dựng nên”.
Cần có năng lực thể hiện bản thân
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trưởng bộ môn tâm lý học ứng dụng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thương hiệu cá nhân là cảm nhận của người khác về một người bao gồm nhãn hiệu hình thức và hình ảnh nội tâm. Do đó, muốn xây dựng thương hiệu này, sinh viên phải “tút” cả ngoại hình lẫn bồi đắp nội tâm. Cụ thể, cần chú ý diện mạo, sử dụng trang phục phù hợp, cử chỉ tư thế thanh lịch. Bên cạnh đó cần rèn luyện tính cách tốt, thái độ sống phù hợp và năng lực làm việc hiệu quả.