Ngăn chuyện cán bộ bỏ trốn để tránh tội
Thời gian gần đây có hiện tượng cán bộ đang có vấn đề về trách nhiệm công vụ xin phép đi nước ngoài để trị bệnh hoặc giải quyết việc gia đình rồi trốn ở lại luôn, không trở về nước.
Ngăn chuyện cán bộ bỏ trốn để tránh tội
Thời gian gần đây có hiện tượng cán bộ đang có vấn đề về trách nhiệm công vụ xin phép đi nước ngoài để trị bệnh hoặc giải quyết việc gia đình rồi trốn ở lại luôn, không trở về nước.
Ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Việt Nam – Ảnh: B.C.T. |
Làm sao ngăn chặn các trường hợp này?
Đào thoát để khỏi bị quy tội không phải là việc gì mới. Hơn nữa, trái đất tròn và trong điều kiện kết nối thông tin toàn cầu cũng như sự tăng cường hợp tác xuyên quốc gia về phòng chống tội phạm thì kẻ bị truy nã khó mà trốn được lâu dài.
Tuy nhiên việc truy tầm, bắt giữ, dẫn độ chắc chắn phải tốn kém, khiến chi phí giải quyết vụ việc cao hơn so với trường hợp bình thường.
Chưa nói đến hiện tượng cán bộ bỏ trốn ra nước ngoài để thoát nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm cứ lặp đi lặp lại khiến người ta băn khoăn: dường như có gì đó chưa ổn trong hệ thống kiểm soát, bảo đảm thực thi pháp luật đang vận hành.
Hiện tượng cán bộ bỏ trốn ra nước ngoài để thoát nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm cứ lặp đi lặp lại khiến người ta băn khoăn: dường như có gì đó chưa ổn trong hệ thống kiểm soát, bảo đảm thực thi pháp luật đang vận hành |
Thậm chí có trường hợp người đang ở trong tầm ngắm không chỉ của cơ quan thực thi pháp luật mà cả của dư luận xã hội, như Trịnh Xuân Thanh, vẫn xuất cảnh thành công rồi biến mất tăm, làm nảy sinh nghi vấn liệu có việc dùng quyền thế để dung túng, bao che cho người làm điều sai trái.
Dư luận bức xúc về việc con voi chui qua lỗ kim quá dễ.
“Có tật thì giật mình”. Người lâm vào tình cảnh nguy khốn sẽ phản ứng tự vệ theo bản năng để sinh tồn. Bởi vậy, điều quan trọng là mỗi khi đặt một người vào tình trạng nghi vấn là phải triển khai hệ thống kiểm soát, giám sát để ngăn chặn các hành vi lẩn tránh của đối tượng.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất khả năng thanh toán mà không thể cứu vãn thường có xu hướng tẩu tán tài sản để tránh bị xiết nợ.
Luật pháp có quy định theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản thì tất cả giao dịch có tính chất chuyển dịch tài sản của doanh nghiệp đều được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt.
Thậm chí cả giai đoạn hoạt động trước đó một thời gian (3 tháng, 6 tháng…) của doanh nghiệp cũng được rà soát lại để xem có hay không dấu hiệu bất thường.
Với cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ, người ta có thể ngăn chặn được cuộc tháo chạy vô trách nhiệm và có tổ chức trong một vụ phá sản doanh nghiệp dẫn đến thiệt hại cho những người làm ăn chân chính.
Đối với cán bộ có vấn đề, khả năng đối phó còn được tiếp sức bởi các mối quan hệ được thiết lập dựa vào quyền thế.
Bởi vậy, việc triển khai các biện pháp kiểm soát, giám sát có thể khó khăn hơn, cần sự can thiệp của cấp có thẩm quyền.
Phải làm thế nào ngăn chặn việc kết nối các quan hệ tạo thành đường dây, mạng lưới, tạo điều kiện cho người có ý định lẩn tránh trách nhiệm hoặc tháo chạy đạt được mục tiêu.
Trong chừng mực tôn trọng các quyền cơ bản của con người, tôn trọng chế độ kỷ luật công tác, có thể tạm thời “treo” hoặc hạn chế việc sử dụng một số quyền được trao cho công chức đối với cán bộ có vấn đề.
Ngoài ra, có thể giới hạn việc đi lại của những người này trong một thời gian, cũng như làm rõ tình trạng sở hữu tài sản.
Cụ thể, cán bộ bị nghi vấn phải tạm giao trả hộ chiếu công vụ, tạm thời không được phép xuất cảnh bằng hộ chiếu phổ thông và phải kê khai lại tài sản.
Các biện pháp này không ảnh hưởng đến diện mạo xã hội của những người này: nếu rốt cuộc quan chức cần phải bị giam giữ thì việc bắt giữ được thực hiện không khó; còn nếu không cần mở thủ tục quy trách nhiệm pháp lý thì quan chức trở lại cuộc sống bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Không để chuyển tài sản ra nước ngoài Có thể nói để xảy ra tình trạng cán bộ có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nhận thấy cơ quan pháp luật có thể “sờ gáy” là bỏ trốn ra nước ngoài đã tác động tiêu cực, gây mất lòng tin vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật bị đã xem nhẹ. Theo chúng tôi, các cơ quan chức năng cần triển khai các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này: Thứ nhất, cần tăng cường kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức, nhất là đối với các tài sản ở nước ngoài. Theo đó, quy định bắt buộc cán bộ, công chức phải khai báo tài sản hiện có ở nước ngoài, sở hữu tài sản ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào, trường hợp phát hiện khai báo gian dối phải lập tức xử lý nghiêm. Thứ hai, có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với việc cán bộ, công chức đưa vợ con ra nước ngoài sinh sống, định cư. Tiến tới, cần quy định cấm một số cán bộ, công chức giữ trọng trách và người thân của họ sở hữu tài sản ở nước ngoài. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng tẩu tán, chuyển tài sản ra nước ngoài và người tham nhũng có điều kiện thuận lợi để chạy ra nước ngoài trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện. Một số nước như Trung Quốc, Nga… đã có quy định chặt chẽ về vấn đề này sau khi hàng loạt cán bộ, công chức tham nhũng chuyển tài sản và đưa vợ con ra nước ngoài sinh sống trước khi bỏ trốn. Thứ ba, cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhất là cơ quan điều tra, cần có sự phối hợp, thông tin với nhau để ngăn chặn kịp thời các trường hợp đối tượng tham nhũng có dấu hiệu bỏ trốn. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc đối với những người đã tiếp tay, thông tin cho các nghi phạm bỏ trốn trước khi bị điều tra, bắt giữ. |