25/12/2024

Xây TP thông minh, phải có giải pháp riêng cho TP.HCM

“Ở TP Melbourne (Úc), để triển khai giao thông thông minh thí điểm sẽ tốn khoảng 2 triệu AUD nhưng sẽ tiết kiệm được khoảng 500.000 AUD/ngày khi giảm bớt ùn tắc”.

 

Xây TP thông minh, phải có giải pháp riêng cho TP.HCM 

 “Ở TP Melbourne (Úc), để triển khai giao thông thông minh thí điểm sẽ tốn khoảng 2 triệu AUD nhưng sẽ tiết kiệm được khoảng 500.000 AUD/ngày khi giảm bớt ùn tắc”.

 

 

 

Xây TP thông minh, phải có giải pháp riêng cho TP.HCM 
Cần nghiên cứu, thu thập số liệu, dẫn chứng trước khi đưa ra cách giải quyết về giao thông. Trong ảnh: kẹt xe kéo dài trên đường Nguyễn Kiệm đoạn gần giao với vòng xoay đường Phạm Văn Đồng, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông tin trên được GS.TS Vũ Lê Hải (công tác tại Đại học Monash – Úc) đưa ra tại buổi gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM để hiến kế giải pháp xây dựng TP thông minh. Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với ông Hải về những đề xuất của ông liên quan đến giải pháp giảm ùn tắc giao thông.

TS Vũ Lê Hải cho biết: “Giao thông ở TP.HCM đang quá tải. Thế nhưng có vẻ như các giải pháp kéo giảm tình trạng này mà TP đang nỗ lực thực hiện vẫn chưa hẳn bám sát vào thực tiễn của TP, hay nói cách khác, ở một góc độ nào đó vẫn còn khá chủ quan.

Không thể vay mượn giải pháp

* Vì sao ông lại cho là chủ quan?

– Theo tôi, trước khi đưa ra bất cứ giải pháp nào đều phải dựa trên khảo sát thực tế. Nếu muốn cấm xe vào khu vực trung tâm TP thì trước hết phải tính toán cụ thể nhu cầu đi lại của người dân khu trung tâm là như thế nào?

Giao thông công cộng sẵn có (như xe buýt) hiện nay đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm những nhu cầu đi lại đó? Hoặc nếu muốn quy hoạch giao thông, cấm đường này, mở đường kia… đều phải có số liệu tính toán và một lộ trình với kết quả cụ thể.

“Nếu chỉ đơn thuần chúng ta cảm thấy giải pháp này là tốt, hoặc giải pháp kia từng được áp dụng thành công ở nước ngoài rồi ứng dụng y nguyên như vậy thì chưa chắc đã phù hợp. TP.HCM – với tất cả thực trạng của giao thông Việt Nam – cần có những giải pháp hoàn toàn dành riêng cho TP.HCM

Tiến sĩ Vũ Lê Hải

Chúng ta phải nghiên cứu, thu thập số liệu, dẫn chứng trước khi đưa ra cách giải quyết. Đồng thời chúng ta cũng có thể ước đoán được (dựa trên cả mô hình và thử nghiệm thí điểm) sẽ đạt được những kết quả như thế nào một khi người dân đồng thuận với những giải pháp của TP đưa ra. Đó là bước đầu tiên trước khi thực hiện bất cứ phương án nào để giải tỏa ùn tắc.

Tuy nhiên, có vẻ như các phương án giảm ùn tắc TP đưa ra chưa phải xuất phát từ các nghiên cứu, khảo sát thực tế thật sự sâu sắc.

* Nhưng thưa ông, số liệu thống kê của các cơ quan chức năng ở VN là không thiếu?

– Tôi đồng ý. Mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị đều có số liệu liên quan đến vấn đề đi lại của người dân. Nhưng số liệu đó được thu thập thế nào, số liệu đó có “nói” lên được bản chất của vấn đề chưa?

Ở nước ngoài, thu thập số liệu, giải mã số liệu, tìm ra thông điệp từ các số liệu, thông qua số liệu để thấu hiểu vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt thực sự là một lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi đầu tư nghiêm túc.

Bộ phận thu thập, xử lý số liệu phải được đào tạo, hướng dẫn bài bản. Chúng tôi cho đó là bước đầu tiên trong giải quyết vấn đề. Bước này làm không tốt thì khó thành công.

Giám sát kỹ sản phẩm đầu ra để tránh lãng phí

* Ông từng nói nếu có giải pháp đúng, TP sẽ nhanh chóng “hoàn vốn” số tiền đầu tư cho các dự án giảm ùn tắc giao thông, thậm chí chỉ trong vài ngày. Làm cách nào đo lường được?

– Thông thường, cách làm là dựa trên so sánh số liệu thu thập trước và sau khi vận hành giải pháp.

Để quy đổi ra hiệu quả kinh tế, ta có thể căn cứ vào mức lương bình quân: Nếu kẹt xe, có bao nhiêu người phải mất thêm thời gian cho việc đi lại, thời gian dành cho làm việc bị mất đi bao nhiêu, năng suất lao động ảnh hưởng ra sao, sản phẩm xã hội giảm bao nhiêu?

Trở lại vấn đề tôi nói ở trên, trước khi áp dụng giải pháp cần khảo sát cụ thể là như vậy. Khảo sát càng chi tiết bao nhiêu thì kết quả đánh giá sẽ càng cụ thể, dễ so sánh bấy nhiêu.

* Vậy giải pháp nào dành cho TP.HCM?

– Tôi chưa dám khẳng định lúc này giải pháp nào sẽ mang lại hiệu quả thực sự cho giao thông TP.HCM, dù chúng tôi đã có kinh nghiệm trong giải quyết ùn tắc ở các TP lớn khác trên thế giới.

Tôi đã trình bày với lãnh đạo TP.HCM là chúng tôi mong muốn được hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng với đội ngũ chuyên viên trong nước để thu thập thông tin, xử lý số liệu, nhìn nhận đúng thực trạng và sau đó mới đề ra giải pháp cụ thể.

Những giải pháp này sẽ ở trong một lộ trình được mô hình hóa và tính toán cụ thể để đạt được kết quả như mong muốn, chứ không phải chỉ là giải pháp tạm thời cho ngày hôm nay.

* Nhưng giả sử giải pháp dành cho TP.HCM cũng tiêu tốn cỡ vài triệu USD, ông nghĩ làm cách nào để thuyết phục được lãnh đạo và người dân TP.HCM rằng đây là một sự đầu tư không hề lãng phí?

– Tôi xin nói về cách làm ở Hà Lan và Úc – nơi chúng tôi đã và đang triển khai các dự án giảm ùn tắc. Bước đầu tiên là khảo sát và đưa ra giải pháp cũng như lộ trình thực hiện được hội đồng TP thẩm định. Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ được chia giai đoạn để đầu tư vốn.

Làm xong giai đoạn nào, TP sẽ nghiệm thu và đánh giá kết quả của giai đoạn đó cũng như đánh giá mức độ cải thiện trong giao thông của đối tượng thụ hưởng (người dân) ra sao. So với mục tiêu ban đầu thì khi triển khai có đạt được mục tiêu hay không?

Nếu giai đoạn 1 hoàn thành đạt được chỉ tiêu đề ra thì TP mới rót vốn tiếp cho giai đoạn 2. Nếu thấy không hài lòng, chính quyền TP có thể quyết định dừng dự án.

Cách quản lý và vận hành dự án như vậy tránh được chuyện dự án chỉ tốt đẹp trên giấy, nhà đầu tư nhận toàn bộ kinh phí rồi muốn làm gì thì làm, lãng phí tiền của. Tôi cho rằng TP.HCM hoàn toàn có thể áp dụng cách làm như vậy để giám sát đồng tiền ngân sách bỏ ra.

* Xin cảm ơn ông!

MAI HƯƠNG thực hiện