23/01/2025

“Sếp” không nhận quà, không ai dám biếu

Thủ tướng chỉ đạo dịp Tết Nguyên đán không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén quà, không phong bì phong bao. Làm sao để cái thông lệ “cống nạp” quà dịp cuối năm này bị đẩy lùi theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng?

 

“Sếp” không nhận quà, không ai dám biếu 

Thủ tướng chỉ đạo dịp Tết Nguyên đán không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén quà, không phong bì phong bao. Làm sao để cái thông lệ “cống nạp” quà dịp cuối năm này bị đẩy lùi theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng?

 

 

 

“Sếp” không nhận quà, không ai dám biếu 
GS Trần Văn Bính – Ảnh: N.Khánh

GS Trần Văn Bính (nguyên trưởng khoa văn hoá, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

Tuyên chiến với 
cơ chế xin – cho

Thủ tướng nói từ nay sẽ không cho phép tồn tại hình thức đến chúc tết lãnh đạo là chủ trương rất đúng. Thực chất của việc này không phải là chúng ta từ bỏ truyền thống cổ truyền của dân tộc.

Như chúng ta thường thấy là trong ngày tết, con cháu đến chúc tết ông bà, cha mẹ, học sinh đến chúc tết thầy cô giáo, cán bộ thôn xóm đi chúc những người già trong làng, những người có công với dân với nước… là hình thức rất đẹp.

Phải thấy rằng thực chất của món quà chúc tết đó chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần chứ không ai tính toán giá trị vật chất.

“Tôi cho rằng kiểu chúc tết ngày nay chắc chắn là một nhu cầu vật chất rất cụ thể, người đến chúc tết không chỉ đến bằng những lời chúc bình thường mà trong tay họ còn có một tài sản không nhỏ

GS Trần Văn Bính

Còn vấn đề cấm các quan chức đi chúc tết, theo tôi hiểu, đây là lời tuyên chiến không chỉ với nạn hối lộ mà còn là để chấm dứt cơ chế xin – cho. Tại sao tôi nói như vậy? Phải đặt câu hỏi vì sao dịp tết người ta lũ lượt kéo nhau đến hết nhà người này, người khác.

Kiểu chúc tết này chắc chắn không phải xuất phát từ lý do tình cảm, tinh thần. Người đến chúc tết mang theo những món quà có giá trị không nhỏ, đằng sau những món quà ấy là một sự toan tính đổi chác rất to.

Kiểu chúc tết này làm biến tướng nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Cho nên việc Thủ tướng yêu cầu không chúc tết như trước đây là một điều rất cần thiết để trả lại cho ngày Tết âm lịch của chúng ta một giá trị đích thực của nó, để nó không bị lợi dụng, không bị thương mại hóa.

Muốn chủ trương này được thực hiện trong thực tế thì cần có những biện pháp cụ thể. Chúng ta phải làm từ trên xuống dưới.

Khi mà cấp cao nhất thực hiện nghiêm chỉnh thì cấp dưới phải suy ngẫm để thấy rằng hành động đó đáng lên án và đang nằm trong tầm ngắm của dư luận xã hội.

* Ông Phạm Trọng Đạt (cục trưởng Cục Chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ):

Xây dựng cơ chế 
giám sát cho tốt

Chỉ đạo của Thủ tướng như là một thông điệp rất quan trọng, thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, Chính phủ liêm khiết không tham nhũng.

Đây cũng là thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan trọng hơn, chỉ đạo này giải tỏa cái lệ từ trước tới nay cứ mỗi dịp cuối năm là cấp dưới biếu cấp trên, hễ không biếu được thì rất lo lắng.

“Sếp” không nhận quà, không ai dám biếu 
Ông Phạm Trọng Đạt – Ảnh: V.V.Thành

Nếu làm đúng chỉ đạo của Thủ tướng sẽ tác động tích cực đến việc giữ gìn trật tự môi trường, trật tự xã hội trong những ngày tết, tránh được vấn nạn các nơi ùn ùn kéo về Hà Nội hoặc các đô thị lớn, vừa lãng phí mất thời gian vừa gây tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên nói thì dễ, còn làm như thế nào để thực hiện mới là vấn đề.

“Quà tết vốn là nét đẹp văn hoá truyền thống nhưng lâu nay bị biến tướng, nhiều người lợi dụng biến thành dịp “cống nạp” cuối năm, làm mất đi nét đẹp truyền thống

Ông Phạm Trọng Đạt

Muốn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng thì trách nhiệm của người đứng đầu tại mỗi bộ ngành, địa phương phải nêu gương. Sếp không thích, chẳng ai dám biếu quà, thậm chí họ còn rất thoải mái, rất đồng tình bởi đỡ tốn kém.

Để chỉ đạo của Thủ tướng đi vào thực tế, tôi thấy cần xây dựng cơ chế giám sát cho tốt. Bây giờ có giám sát của Đảng, nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhưng giám sát ở đây phải thiết thực và thể hiện bằng pháp luật.

Có sự giám sát cũng như vào cuộc đồng bộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia của công luận, tôi tin nạn quà tết sẽ giảm đi.

* GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):

Người đứng đầu 
phải làm gương

Ngày giáp tết, chỉ cần quan sát ở một vài tuyến phố sẽ thấy những hàng xe xếp dài trên các con phố chờ chúc tết lãnh đạo.

Việc không tặng quà cấp trên vào ngày tết, đặc biệt là lấy tiền công ra để tặng quà là việc mà nhiều năm nay Đảng và Nhà nước có chỉ đạo cấm rồi.

Một số địa phương cũng ra văn bản cấm việc này. Nhưng trên thực tế nó vẫn diễn ra. Những người ban hành lệnh cấm cũng biết điều đó.

“Sếp” không nhận quà, không ai dám biếu 
GS Nguyễn Minh Thuyết – Ảnh: V.V.T.

Một yêu cầu rất đúng đắn như vậy mà không được thực hiện nghiêm chỉnh thì sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân. Lần này, tôi tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh.

Nếu kiểm tra được trong dịp tết này có tổ chức, cá nhân nào vi phạm lệnh cấm thì phải trừng trị.

Cấm biếu xén dịp tết và lễ tết nói chung không phải chỉ là chuyện cấm lấy tiền từ ngân sách nhà nước ra biếu xén mà lấy tiền của doanh nghiệp cũng không được. Tiền nào cũng từ mồ hôi, công sức lao động mà ra.

“Lâu nay việc chúc tết bị biến tướng thành việc hối lộ rất lộ liễu, tốn kém cho ngân sách nhà nước cũng như của cải của xã hội

GS Nguyễn Minh Thuyết

Không chỉ có ngày tết, ở nước ta có nhiều ngày lễ, mỗi cá nhân cũng có nhiều ngày kỷ niệm, cần xây dựng một phong tục mới, lành mạnh.

Như trong một cơ quan, nhân ngày sinh của lãnh đạo hoặc nhân viên thì mọi người chúc nhau bằng một bó hoa nhỏ với một lời chúc tốt đẹp thì những người được tặng cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

Bây giờ nhiều người cứ chăm chăm tìm ngày sinh của sếp để tặng những món quà vượt quá mức tình cảm. Tệ nạn này chỉ dẹp được khi thủ trưởng cơ quan gương mẫu.

Sự gương mẫu của người đứng đầu rất quan trọng. Chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lỗi người dân khi đoàn xe công đi vào phố cổ Hội An, chọn đi máy bay thương mại thay cho đi chuyên cơ là việc làm tốt như vậy cần được nhân rộng.

Chưa phát hiện hành vi 
nhận quà tết

Dịp Tết Nguyên đán 2015, 2016, Thanh tra Chính phủ công bố các đường dây nóng để tiếp nhận thông tin tố cáo các hành vi tham nhũng, tặng quà trái quy định.

Nhưng cả hai lần này các cơ quan chức năng đều cho biết không phát hiện trường hợp sử dụng tiền, tài sản công không đúng quy định, lãng phí, tặng quà, nhận quà không đúng quy định.

Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương: Trên nghiêm, dưới sẽ “ngoan” hết

Việc chúc tết thực ra bản chất là văn hoá phong tục truyền thống nhưng bị biến tướng trở thành chuyện biếu quà để “chạy chọt”, để “xin – cho”.

Tôi cho rằng bây giờ dẹp nạn quà tết phải bắt đầu từ Chính phủ, Chính phủ kiên quyết không nhận thì không ai dám đến. Đây là chuyện không dễ nhưng tôi nghĩ là làm được.

Tôi có thể đưa ra ví dụ chứng minh về việc này, như vừa rồi bầu Chính phủ mới cũng có công văn yêu cầu các đơn vị không đến chúc mừng nên phần chúc mừng gần như im lặng.

Tết này Thủ tướng cũng nói như thế, làm được hay không là do bên trên không đón tiếp ai, kể cả lãnh 
đạo các địa phương.

Các địa phương thực hiện được không? Theo tôi là không khó. Trung ương kiên quyết không đón tiếp là sẽ làm được thôi.

Tâm lý người ta lo sợ nếu không mang quà tết đến thì bị “đánh dấu”, bị “điểm danh” nên người ta ngại. Bây giờ trung ương dứt khoát, yêu cầu địa phương thực hiện nghiêm, cứ ở trên mà “nghiêm” ở 
dưới sẽ “ngoan” hết.

Theo tôi, chỉ đạo là thế nhưng cũng cần cơ chế giám sát. Nên đặt ra một nơi tiếp nhận thông tin cho cán bộ, nhân dân phản ảnh hoặc một hình thức nào đó.

Nhà lãnh đạo ở phố nếu có người cấp tập đến biếu quà thì người dân biết hết, còn ở cơ quan khó qua mắt nhân viên.

Có thể kiểm soát ngay từ vòng ngoài, dịp tết bảo vệ cơ quan sẽ kiểm soát, ai có lịch làm việc với sếp mới vào, còn không có lịch làm việc thì không cho vào.

Tôi nghĩ nạn quà tết biến tướng là do cơ chế. Người ta tranh thủ xin dự án, tranh thủ đầu tư, xin xỏ nên phải đi biếu quà.

Ví dụ như vấn đề ngân sách, nếu xây dựng nguyên tắc, tiêu chí công khai minh bạch rồi thực hiện nghiêm thì không cần phải “xin” và không cần phải “cho”.

Gốc gác vấn đề là cơ chế sử dụng nguồn lực quốc gia công khai minh bạch, tất yếu mọi thứ biếu xén như kiểu quà tết sẽ được đẩy lùi.

THÂN HOÀNG – VŨ VIẾT TUÂN ghi