23/01/2025

Chủ nhà thuốc không biết mặt… dược sĩ đại diện

Tình trạng dược sĩ đại học cho thuê bằng cấp diễn ra lâu nay trong ngành dược nhưng người thuê

 

Chủ nhà thuốc không biết mặt… dược sĩ đại diện

Tình trạng dược sĩ đại học cho thuê bằng cấp diễn ra lâu nay trong ngành dược nhưng người thuê




Nhiều nhà thuốc bán lẻ khi kiểm tra dược sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn đều vắng mặtẢNH: DUY TÍNH

Theo tìm hiểu của PV, hiện giá thị trường chung cho thuê bằng dược sĩ (DS) ở TP.HCM trung bình từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Có trường hợp người thuê và cho thuê bằng DS không hề biết mặt nhau vì họ thông qua dịch vụ, cứ đến tháng tiền chuyển đến tận tay người cho thuê.
“Hợp tác” nhưng không biết dược sĩ
 
 
Chủ nhà thuốc không biết mặt… dược sĩ đại diện - ảnh 1
Đây là vấn nạn gây thiệt thòi, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh vì không có dược sĩ tư vấn chuyên môn sử dụng thuốc, tương tác thuốc… khi nhà thuốc bán thuốc cho người bệnh
Chủ nhà thuốc không biết mặt… dược sĩ đại diện - ảnh 2
 
PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM
 

Vừa qua, Phòng Y tế H.Bình Chánh (TP.HCM) kiểm tra nhà thuốc K.L do ông T.V.C làm chủ và nằm trên địa bàn, thời điểm kiểm tra nhà thuốc không có mặt DS. Đến ngày 23.11, ông C. giải trình với cơ quan quản lý y tế rằng ông có “hợp tác” với DS N.T.H.Đ để mở nhà thuốc thông qua… dịch vụ, đến nay ông chưa gặp mặt DS Đ. Lúc Phòng Y tế H.Bình Chánh kiểm tra, nhà thuốc K.L đang hoạt động mặc dù chưa có giấy phép, người bán thuốc chưa có chứng chỉ hành nghề (CCHN). Với 2 hành vi này, Thanh tra Sở Y tế TP phạt ông C. 15 triệu đồng và buộc ngưng hoạt động nhà thuốc.

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP đã phạt 7,5 triệu đồng đối với một nhà thuốc ở Q.6 về hành vi thuê mướn CCHN; đóng cửa nhà thuốc và sẽ rút CCHN của DS T.T.K.T, đang công tác tại một bệnh viện. Trước đó chủ nhà thuốc này gửi đơn đến các cơ quan chức năng để tố cáo DS T. không giữ lời hứa gia hạn hợp đồng cho thuê bằng DS (thực chất là CCHN dược để mở nhà thuốc) và không trả lại tiền cọc.
Gây nguy hiểm cho người bệnh
 
 
Dược sĩ “vừa chạy ra ngoài”
Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội hiện có hơn 3.000 nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ. Lâu nay, qua kiểm tra cho thấy, vi phạm nhiều nhất tại các nhà thuốc là vắng mặt DS trong lúc nhà thuốc hoạt động. Nhiều nhà thuốc đối phó bằng cách khi đoàn đến kiểm tra thì họ gọi điện cho DS chạy đến. Họ thường lấy lý do DS “vừa chạy ra ngoài”, “đi thăm người ốm”… để biện minh cho việc DS vắng mặt. “Kiểm tra cũng đã từng phát hiện thoả thuận cho thuê bằng DS với mức 3 – 5 triệu đồng/tháng”, bà Hà nói.    
Liên Châu
 

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trên địa bàn TP hiện có khoảng 5.000 nhà thuốc, tương đương có 5.000 DS đứng tên. “TP có 5.000 nhà thuốc trong khi nhu cầu chỉ cần 2.000 nhà thuốc là đủ”, PGS-TS Phong Lan nói và cho biết: “DS cho thuê CCHN để người khác mở nhà thuốc, do vậy có nhiều nhà thuốc khi mở cửa hoạt động nhưng lại không có mặt DS. Đây là vấn nạn gây thiệt thòi, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh vì không có DS tư vấn chuyên môn sử dụng thuốc, tương tác thuốc… khi nhà thuốc bán thuốc cho người bệnh”, PGS-TS Lan nói.

PGS-TS Lan cho rằng vấn nạn thuê mướn CCHN dược dưới danh nghĩa “hợp tác” phần lớn là do quản lý nhà nước lâu nay không xuể đối với lĩnh vực này. Nghị định 176 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định: Nếu DS vắng mặt khi nhà thuốc (do họ đứng tên) mở cửa hoạt động thì DS chỉ bị phạt 3 – 5 triệu đồng (đối với cơ sở bán lẻ), 5 – 8 triệu đồng (đối với cơ sở bán buôn) là quá nhẹ. Nếu chứng minh được thuê mướn CCHN dược thì mới phạt tiền – lần đầu 5 – 10 triệu đồng với cơ sở bán lẻ, 10 – 20 triệu đồng với cơ sở bán buôn và tước quyền sử dụng CCHN dược trong thời gian 1 – 3 tháng cũng là quá nhẹ.
“Điều bất hợp lý là luật Dược nghiêm cấm thuê mướn CCHN. Một khi đã nghiêm cấm mà bị phát hiện thì cần phải tịch thu luôn CCHN thì mới triệt tiêu tình trạng này. Tuy nhiên, chứng minh được việc cho thuê là vô cùng khó vì trong hợp đồng họ lách qua hợp tác”, bà Lan cho biết.
Theo bà, với DS đang là công chức, viên chức thì chỉ được phép mở nhà thuốc hoạt động ngoài giờ. “Trước đây một DS đang làm việc ở tỉnh khác xin phép mở nhà thuốc tại TP.HCM thì không được, còn bây giờ luật không cấm thì phải cấp phép cho họ và sau đó đi thẩm định, kiểm tra”, PGS-TS Lan nói và cho biết thêm: “Hầu hết các nhà thuốc ở các khu dân cư qua kiểm tra thường “dính” sai phạm DS vắng mặt. Trên thực tế, để dẹp tình trạng cho thuê CCHN dược phải sửa đổi luật Dược, quy định vi phạm bao nhiêu lần thì tước vĩnh viễn CCHN và người bị thu hồi đi các tỉnh khác cũng không được cấp lại”.
Bà Lan cho biết Sở Y tế TP đang nhập dữ liệu danh sách nhà thuốc, người hành nghề tại các nhà thuốc để dễ kiểm tra. Bên cạnh đó, luật Dược sửa đổi cho phép CCHN và giấy phép hoạt động có giá trị vĩnh viễn, do vậy cứ 3 năm một lần tái kiểm thực hành nhà thuốc tốt. Tiêu chuẩn không được thiếu của nhà thuốc là tư vấn của DS, nếu kiểm tra DS vắng mặt một số lần nhất định thì sẽ không được công nhận nhà thuốc thực hành tốt, đồng nghĩa nhà thuốc bị đóng cửa. Phải xử phạt nặng DS cho thuê, vắng mặt tại nhà thuốc, nếu tái phạm cần có cơ chế rút CCHN vĩnh viễn.
 

 

Duy Tính