25/12/2024

Dân bức xúc nạn trộm cà phê liều lĩnh hái sạch trái, chặt cả cành

Trộm cà phê đang lộng hành ở nhiều vùng chuyên canh tỉnh Lâm Đồng, khiến bà con nông dân lo lắng, cắt cử người canh giữ, chính quyền thì phát loa tuyên truyền cảnh giác trộm…

 

Dân bức xúc nạn trộm cà phê liều lĩnh hái sạch trái, chặt cả cành

Trộm cà phê đang lộng hành ở nhiều vùng chuyên canh tỉnh Lâm Đồng, khiến bà con nông dân lo lắng, cắt cử người canh giữ, chính quyền thì phát loa tuyên truyền cảnh giác trộm…




Vườn cà phê của một hộ dân ở xã Đinh Trang Hòa (H.Di Linh) bị hái trộm trơ cành
 /// Ảnh: Trùng Dương

 

Vườn cà phê của một hộ dân ở xã Đinh Trang Hòa (H.Di Linh) bị hái trộm trơ cànhẢNH: TRÙNG DƯƠNG

 

Theo nhiều người dân phản ánh, năm nay cà phê được giá (hiện giá 42.000 – 44.000 đồng/kg cà phê tươi) nên bọn trộm càng hoành hành, khiến họ rất hoang mang.
Hái sạch trái, chặt cả cành
Chúng tôi đến rẫy cà phê của ông K’Tim (thôn 6, xã Đinh Trang Hoà, H.Di Linh, Lâm Đồng). Ông bức xúc vì gần 60 cây cà phê của mình bị trộm hái sạch (trái chín) chỉ sau một đêm. “Năm nay mới đầu mùa, nhưng chỉ trong một đêm kẻ trộm đã cuỗm của gia đình tôi khoảng 5 tạ cà phê tươi. Ở đây còn nhiều hộ bị mất trộm lắm chứ không phải riêng gia đình tôi đâu…”, ông K’Tim thở dài.
Dân bức xúc nạn trộm cà phê liều lĩnh hái sạch trái, chặt cả cành - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Cà phê bán ngoài đường: Có ly không hề có cà phê

Trong 250 mẫu cà phê được Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam lấy ngẫu nhiên tại các quán cao cấp, bình dân đến quán cóc vỉa hè, có hơn 30% mẫu có lượng caffeine rất thấp, cách xa tiêu chuẩn. Thậm chí có 5 mẫu hoàn toàn không có chút cà phê nào.
Cạnh rẫy của ông K’Tim là rẫy nhà ông K’Bọk (thôn 1B, xã Đinh Trang Hòa) cũng bị hái trộm trái hơn 30 cây cà phê. Ông K’Bọk cho biết khi phát hiện mất trộm cà phê, gia đình có lên trình báo vụ việc với công an xã. Sau đó, công an cũng xuống lập biên bản ghi nhận vụ việc, nhưng đến nay chưa tìm được thủ phạm.
Ông K’Nơ (thôn 1B, xã Đinh Trang Hoà) cũng là nạn nhân bị kẻ gian hái trộm cà phê ngay tại vườn. Gia đình ông có 1 ha cà phê, dù trái còn xanh nhưng ngày 15.11 ông vào thăm vườn thì phát hiện kẻ gian cắt trộm cành để hái trái 36 cây. “Bọn trộm ác quá, chúng trộm mà cắt cả cành thì sang năm coi như thất thu. Năm nay cà phê vừa được mùa, lại được giá chưa kịp mừng nhưng đã phải lo trăm bề để canh trộm”, ông K’Nơ bức xúc.
Giống như Đinh Trang Hòa, một số xã khác ở H.Lâm Hà, tình trạng trộm cà phê đã bắt đầu xuất hiện. Không chỉ trộm ở vườn, kẻ gian còn táo tợn đột nhập vào nhà lấy trộm cà phê của người dân đã thu hái. Tối 14.11, nhà chị Nguyễn Thị Lành, thôn Đan Hà, xã Tân Hà (H.Lâm Hà) bị mất 3 bao cà phê khô để trong sân nhà, tổng cộng 150 kg. Cùng thời điểm, nhà bà Phạm Thị Lan (47 tuổi, xã Lộc Nam, H.Bảo Lâm) bị trộm đột nhập lấy mất 10 bao cà phê tươi, mỗi bao 50 kg…
Phát loa tuyên truyền phòng trộm
Trả lời PV Thanh Niên, ông K’Dịp, Phó trưởng công an xã Đinh Trang Hòa, thừa nhận: “Hiện chỉ mới đầu mùa thu hoạch nhưng nạn trộm cà phê diễn ra trên địa bàn xã rất đáng báo động. Trong 10 ngày qua, chúng tôi đã tiếp ít nhất 10 người dân địa phương lên trình báo công an xã về việc gia đình bị mất trộm cà phê. Chúng tôi cũng đã cử người đi từng hộ để lập biên bản ghi nhận vụ việc, nhưng đến nay chưa bắt được kẻ trộm”.
Trong khi đó, tại xã Tân Châu (H.Di Linh), ông Tống Thanh Hoàng, Trưởng công an xã, cũng nhìn nhận năm nay, giá cà phê tăng cao nên nguy cơ mất trộm cũng đang ở mức báo động. “Hiện tất cả các thôn trên địa bàn xã đã xây dựng tổ tự quản để bảo vệ vườn rẫy cho bà con. Xã còn thông báo qua loa truyền thanh để tuyên truyền, vận động bà con nêu cao tinh thần cảnh giác tự bảo vệ nông sản của mình”, ông Hoàng nêu giải pháp.
Đến các xã Tân Châu, Tân Thượng, Tân Lâm (H.Di Linh) và Lộc Ngãi, Lộc Tân, Tân Lạc, Lộc Nam (H.Bảo Lâm), chúng tôi đều nghe người dân than về tình trạng mất trộm cà phê. Ông Trần Văn Hoàn, ngụ thôn 11 (xã Lộc Ngãi, H.Bảo Lâm), cho hay: “Gia đình tôi có 5 ha cà phê nhưng rẫy cách nhà 5 km nên cả ngày và đêm phải cắt cử người vào trông coi. Đến mùa cà phê, bà con ở đây ai cũng kéo nhau vào rẫy để cùng phối hợp tuần tra, canh trộm thâu đêm. Nhiều bà con còn đưa theo cả xoong, nồi, chén, bát và thức ăn vào sinh hoạt tại rẫy để canh trộm”.

 

Trùng Dương