Cái nhìn mới của thế giới về nghệ thuật đương đại Việt
Cuốn sách Vietnam Eye: Contemporary Vietnamese Art (Cái nhìn VN: Nghệ thuật VN đương đại) vừa được Nhà xuất bản Skira (Ý) cho ra mắt sẽ được bày bán trên khắp thế giới…
Cái nhìn mới của thế giới về nghệ thuật đương đại Việt
Cuốn sách Vietnam Eye: Contemporary Vietnamese Art (Cái nhìn VN: Nghệ thuật VN đương đại) vừa được Nhà xuất bản Skira (Ý) cho ra mắt sẽ được bày bán trên khắp thế giới…
Cuốn sách Vietnam Eye: Contemporary Vietnamese Art (Cái nhìn VN: Nghệ thuật VN đương đại) vừa được Nhà xuất bản Skira (Ý) cho ra mắt sẽ được bày bán trên khắp thế giới theo hệ thống phát hành của Skira và từ năm tới sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm nghệ thuật đương đại danh tiếng Saatchi (London, Anh).
Tại phòng triển lãm này cũng sẽ có những cuốn sách về nghệ thuật đương đại của các quốc gia ở nhiều châu lục.
Cuốn sách được thực hiện trong khuôn khổ dự án quốc tế của chương trình Global Eye do Parallel Contemporary Art, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các nghệ sĩ đang lên trên toàn thế giới, thực hiện. Trước khi đến VN, chương trình đã được triển khai tại 7 quốc gia trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore… Các nhà giám tuyển nước ngoài gồm bà Serenella Ciclitira (nhà sáng lập Parallel Contemporary Art), ông Nigel Hurst (Giám đốc điều hành của Saatchi Gallery), ông Niru Ratnam (Giám đốc Hội chợ nghệ thuật Start, Anh), với sự tư vấn của các nhà giám tuyển VN như nghệ sĩ Trần Lương đã lựa chọn 56 gương mặt nghệ sĩ đương đại tiêu biểu của VN để giới thiệu trong cuốn sách.
|
Từ “cũ” đến “mới”
Trong số các nghệ sĩ được lựa chọn giới thiệu, có những cái tên đã thành danh và cả những cái tên mới nổi. Không thể không nhắc đến Hà Trí Hiếu, một trong những thành viên của Gang of five – nhóm gồm 5 họa sĩ tiêu biểu của mỹ thuật VN thời kỳ đổi mới vào những năm 1990. Bên cạnh đó còn có những nghệ sĩ khác mà theo đánh giá của nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân là thế hệ vàng trong lứa nghệ sĩ nổi lên từ những năm 1985 – 2000 như Trương Tân (mỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, sắp đặt), Lê Quảng Hà (mỹ thuật), cho đến những thế hệ tiếp nối như Đinh Ý Nhi (mỹ thuật), Lý Trần Quỳnh Giang (mỹ thuật), Ly Hoàng Ly (nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, thị giác). Ngoài ra, còn có Nguyễn Thế Sơn, một trong những nghệ sĩ tiên phong kết hợp giữa nghệ thuật nhiếp ảnh và sắp đặt, hay Phạm Huy Thông, một trong những nghệ sĩ VN tiêu biểu sau đổi mới.
Trong số những cái tên được nói đến, có những nghệ sĩ từng có tác phẩm, màn trình diễn gây tranh cãi trong nước, như Lại Thị Diệu Hà. Đó là màn trình diễn khỏa thân, hay đắp những miếng bong bóng lợn lên mặt, tay, chân, rồi dùng bàn ủi chà đi chà lại đến khi khói bốc lên và phát ra tiếng “xèo xèo” từng gây sốc. Mặc dù vậy, nhà giám tuyển Niru Ratnam lại nhìn nhận Lại Thị Diệu Hà là cá tính nổi bật trong thế hệ nghệ sĩ mới tại VN.
Theo nghệ sĩ Trần Lương, cuốn sách này là một sự khác biệt bởi được thực hiện với góc nhìn của các nhà giám tuyển quốc tế và địa phương, chứ không phải dưới góc nhìn đơn thuần của tác giả trong nước. Cuốn sách tập trung khái quát toàn cảnh nghệ thuật đương đại VN trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, cũng là thời kỳ nền nghệ thuật đương đại phát triển mạnh mẽ sau những bước đi tiên phong của các nghệ sĩ như Vũ Dân Tân, Bảo Toàn, Đào Anh Khánh, Trần Lương…
“Tiếp thị” nghệ thuật đương đại VN tới quốc tế
“Nghệ thuật đương đại VN đang ngày càng được quan tâm hơn. Chúng tôi muốn thông qua cuốn sách này và các chương trình triển lãm kèm theo sẽ đem đến cơ hội để thế giới biết được những điều đang thực sự diễn ra tại một trong những nền nghệ thuật thú vị nhất hiện nay”, bà Serenella Ciclitira bày tỏ. Bên cạnh đó, qua những tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong cuốn sách, có thể nhận thấy xu hướng sáng tác không chỉ phản ánh mặt trái xã hội mà còn hướng đến nhiều đề tài ý nghĩa nhân văn.
Ông Niru Ratnam chờ đợi cuốn sách này là cơ hội để các nhà giám tuyển, tác giả và các nhà sưu tập quốc tế chú ý nghiêm túc tới nghệ thuật đương đại của VN. Ông Nigel Hurst nhìn nhận: “Chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ thông tin vô cùng phát triển và là thời điểm tốt để lan tỏa các giá trị của nghệ thuật đương đại. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ mở ra cánh cửa để đưa cả nền nghệ thuật đương đại VN lẫn văn hoá VN đến với công chúng quốc tế”.
Triển lãm giới thiệu cuốn sách diễn ra từ ngày 14.11.2016 – 13.1.2017 tại Ngôi nhà Ý (Hà Nội). Ngoài ra, các nhà giám tuyển VN và nước ngoài cũng lựa chọn các tác phẩm của 19 trong số 56 nghệ sĩ để giới thiệu rộng rãi tới công chúng Hà Nội và TP.HCM. Triển lãm đầu tiên giới thiệu các tác phẩm của nghệ sĩ Hà Trí Hiếu sẽ diễn ra vào ngày 19.11 tại Hà Nội. Dự án cũng tiếp tục lựa chọn các tác phẩm của các nghệ sĩ để tham gia triển lãm tại Hội chợ nghệ thuật Start
|