16/11/2024

Cơn hen và thai phụ

Hen và thai kỳ tác động qua lại lẫn nhau, có thể gây ra những tình huống xấu, do vậy cần thăm khám kỹ lưỡng và định kỳ trong giai đoạn này.

 

Cơn hen và thai phụ

Hen và thai kỳ tác động qua lại lẫn nhau, có thể gây ra những tình huống xấu, do vậy cần thăm khám kỹ lưỡng và định kỳ trong giai đoạn này.




 

Ảnh: Shutterstock

 

Mục tiêu quan trọng nhất là tránh gây ra tình trạng thiếu ô xy cho thai nhi, mà muốn làm được điều này cần phải kiểm soát hen của người mẹ thật tốt.
Hen thường xảy ra ở tuần 24 – 36. Thai kỳ có thể làm hen nặng thêm nhưng cũng có thể làm hen nhẹ hơn. Khi mang thai, 1/3 trường hợp hen sẽ nặng hơn, 1/3 trường hợp nhẹ hơn và 1/3 trường hợp hen sẽ không thay đổi so với trước khi có thai. Những trường hợp bệnh trở nặng hơn thường xảy ra vào tháng thứ 6, 7 của thai kỳ, tuy nhiên sẽ nhẹ dần vào những tuần lễ cuối và cơn hen cấp hiếm khi xảy ra trong quá trình chuyển dạ.
Theo Th.S Nguyễn Như Vinh (Trung tâm chăm sóc hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), cơn hen cấp thường xảy ra ở tuần 24 – 36 và nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút hô hấp.
Nguy cơ. Khi thai phụ bị hen có thể đối mặt với các nguy cơ như tiền sản giật, xuất huyết âm đạo bất thường, cao huyết áp, sinh non hay làm nặng tình trạng nôn nghén. Trong khi đó đối với thai nhi, dễ xảy ra nguy cơ như giảm ô xy từ mẹ đến nuôi bào thai gây chậm phát triển bào thai, sinh non, sinh nhẹ ký hoặc tăng tử vong chu sinh, bác sĩ Vinh cho biết.
Cơn hen và thai phụ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Giảm hen suyễn hiệu quả nhờ yoga

Hen suyễn với các tình trạng ho, khó thở, nặng ngực gây nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. 
Bị hen vẫn sinh thường được. Vì nhiều cơ chế hiện vẫn chưa được hiểu biết cặn kẽ, và tỷ lệ cơn hen cấp xảy ra trong lúc chuyển dạ là rất ít, do đó bệnh hen không nên là lý do để từ chối sinh thường. Thực tế cho thấy nguy cơ bị cơn hen cấp sau sinh ở người sinh mổ cao hơn người sinh thường. Nếu có chỉ định sinh mổ thì gây tê vùng tốt hơn gây mê toàn thân.
Điều trị hen. Thuốc điều trị hen đa số là an toàn trong thai kỳ nên lợi ích của việc kiểm soát hen tốt bằng thuốc cao hơn nhiều so với tác dụng phụ do thuốc đem lại cho cả mẹ và con. Do vậy, kiểm soát hen tốt ở phụ nữ có thai là một mục tiêu cần đạt được và điều này đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cả mẹ và con. Theo bác sĩ Vinh, kiểm soát hen kém làm gia tăng 15 – 20% nguy cơ sinh non, tiền sản giật, chậm phát triển bào thai, nhu cầu sử dụng corticoid toàn thân, tử vong mẹ. Và những nguy cơ này tăng lên 30 – 100% ở những người hen nặng.
Bú mẹ vẫn an toàn. Sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ hen ở trẻ (đặc biệt gia đình có tiền căn dị ứng). Các thuốc hen có thể đi vào sữa mẹ nhưng hầu như không gây hại cho trẻ.
 

Hạ Yên