23/12/2024

Niềm tin vào chính sách mới

Thảo luận tại hội trường ngày 2.11 về vấn đề tái cơ cấu và phát triển kinh tế – xã hội, các đại biểu ghi nhận nỗ lực, quyết tâm của một Chính phủ kiến tạo, hành động, quyết liệt trong chỉ đạo nhưng còn băn khoăn, bức xúc về bộ máy cán bộ, công chức vẫn ì ạch, chậm chạp, còn tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp.

 

Niềm tin vào chính sách mới

Thảo luận tại hội trường ngày 2.11 về vấn đề tái cơ cấu và phát triển kinh tế – xã hội, các đại biểu ghi nhận nỗ lực, quyết tâm của một Chính phủ kiến tạo, hành động, quyết liệt trong chỉ đạo nhưng còn băn khoăn, bức xúc về bộ máy cán bộ, công chức vẫn ì ạch, chậm chạp, còn tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp.




Đại biểu Nguyễn Thái Học phát biểu tại phiên thảo luận  /// Ảnh: Ngọc Thắng

Đại biểu Nguyễn Thái Học phát biểu tại phiên thảo luậnẢNH: NGỌC THẮNG

Trên kiến tạo, dưới còn nhũng nhiễu
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), đại biểu (ĐB) Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI) cho biết, các doanh nhân đang cảm nhận rất rõ nét về quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ khi cải tổ một loạt chính sách mang tính chất đột phá nhằm xoá bỏ rào cản kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư. Chủ trương này đang lan tỏa mạnh khi trung bình chưa đầy 5 phút lại có thêm một DN mới ra đời. Với đà này, năm 2016 sẽ đi vào lịch sử kinh tế nước nhà, là năm đầu tiên số lượng DN thành lập mới có thể vượt ngưỡng 100.000 và đến năm 2020 sẽ cán mốc 1 triệu DN. “Bằng việc hăng hái hơn trong việc thành lập DN, chứng tỏ người dân đã bỏ phiếu cho Chính phủ. Niềm tin vào môi trường kinh doanh đang được khơi dậy, một dấu ấn quan trọng nhất của Chính phủ mới trong những ngày tháng đầu tiên”, ông Lộc nói.
ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng ấn tượng và đánh giá cao, tin tưởng vào Chính phủ mới khi ông tìm thấy những dấu hiệu rất mới trong phương châm hoạt động của Chính phủ. Tại kỳ họp này, Chính phủ chuyển thông điệp đề cao phương châm nói đi đôi với hành động. “Tôi kỳ vọng và mong muốn những ấn tượng tốt đẹp ấy sẽ lan toả và nhân lên trong nhiều ĐB Quốc hội và cử tri cả nước khi mà Chính phủ điều hành nền kinh tế – xã hội năm 2017 và những năm tiếp theo, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa nước ta tiếp tục phát triển nhanh hơn và bền vững hơn”, ĐB Cầu nói. Tuy nhiên, qua theo dõi, ông cũng lo ngại bộ máy thực thi công vụ, kể cả T.Ư và địa phương chuyển động chậm chạp; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm.
 
 
Niềm tin vào chính sách mới - ảnh 1
Người dân rất đồng tình, ủng hộ khi Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiết kiệm từng đồng thuế của dân. Vậy tiền thất thoát trong quá trình cổ phần hóa sẽ được xem xét giải quyết như thế nào?

Niềm tin vào chính sách mới - ảnh 2
 
Đại biểu Nguyễn Thái Học
 

Chia sẻ quan điểm này, theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), hiện nay toàn xã hội đang cảm nhận được rất sâu sắc về một chính phủ kiến tạo và hành động. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tình trạng trên thì quyết liệt nhưng bộ máy bên dưới còn nhũng nhiễu. “Nhiều DN nhỏ nói, trên địa bàn có bao nhiêu DN và làm gì, chính quyền đều biết và thăm hỏi thường xuyên. Thăm hỏi không phải để kiểm tra xem xét mà để xin kinh phí hỗ trợ. Việc cho thì tùy tâm, nếu không cho thì sẽ chuốc lấy khó dễ mặc dù DN họ nói chẳng làm gì sai cả nhưng đành chấp nhận”, ĐB Cương nói và cho rằng nếu bên trên Thủ tướng và Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện hết mức để DN phát triển nhưng bên dưới còn sự nhũng nhiễu DN như vậy thì hiệu quả sẽ giảm đi.

Đề nghị thu hồi vốn Nhà nước bị thất thoát
Liên quan đến tái cơ cấu, cổ phần hóa, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) dẫn báo cáo của Chính phủ nêu số lượng DN được cổ phần hoá (CPH) lớn, nhưng tỷ lệ vốn bán ra đạt thấp. Ông cho rằng đây là biểu hiện cụ thể của việc có tiêu cực, có thất thoát tài sản của nhà nước trong quá trình CPH.
“Người dân rất đồng tình, ủng hộ khi Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiết kiệm từng đồng thuế của dân. Vậy tiền thất thoát trong quá trình CPH sẽ được xem xét giải quyết như thế nào? Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra làm rõ để xử lý sai phạm, thu hồi tiền của bị thất thoát”, ĐB Nguyễn Thái Học nêu ý kiến.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương tiếp tục lo ngại, quá trình CPH các DN nhà nước đang bị trục lợi, trong đó kết luận tại Tổng công ty đường sắt là một ví dụ điển hình. “Một DN vừa CPH tiết lộ với tôi việc CPH các DN tại địa phương do Sở Tài chính chủ trì. DN vào thực hiện đánh giá, định giá tài sản do sở chỉ định hay lựa chọn. Việc xác định giá trị còn lại được báo cáo 100 tỉ đồng, sở nói làm gì cao thế, chỉ 70 tỉ đồng thôi. Vậy khoản vênh ra giữa giá trị thực và giá trị điều chỉnh ai hưởng? Sự thật việc đó đến đâu dành cho cơ quan thanh tra làm rõ, chỉ biết rằng chủ trương rất đúng nhưng trục lợi thì không nhỏ. Qua thoái vốn, CPH, nhà nước bị mất rất nhiều, chỉ cần thanh tra một số DN vừa CPH là có ngay câu trả lời”, ĐB Cương đề nghị.
Bàn thêm về thất thoát vốn, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nhắc lại các dự án nghìn tỉ do tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện chậm tiến độ, kém hiệu quả và đã tiêu tốn hay thua lỗ hàng chục nghìn tỉ đồng. “Tôi vô cùng lo lắng khi mà 4 dự án gồm Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Lọc dầu Dung Quất, Bột giấy Phương Nam, Đạm Ninh Bình đã lỗ 7.300 tỉ đồng, còn Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 vốn đầu tư ban đầu là 3.843 tỉ đồng nay nâng lên thành 8.104 tỉ đồng. Việc cần làm là tập trung xử lý sớm nếu không nợ chồng lên nợ, đồng thời phải xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức để xảy ra tình trạng này”, ĐB Cầu đề nghị.
ĐB Cao Đình Thượng (Phú Thọ) dẫn chứng thêm dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ tổng mức đầu tư ban đầu là 1.385 tỉ đồng, qua 4 lần điều chỉnh đã tăng lên thành 2.484 tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. “Dự án trên kém khả thi, thời gian kéo dài gây tốn kém, hiện có nguy cơ đắp chiếu gây lãng phí”, ĐB Thượng nêu ý kiến.
Tháo hạn điền để nông nghiệp làm ăn lớn
Giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường kiến nghị Quốc hội sửa chính sách hạn điền để tích tụ ruộng đất cho nông nghiệp. Ông Cường cho biết, thực tế hiện nay cho thấy nơi nào mà DN và nông dân tích tụ được ruộng đất cỡ hàng trăm héc ta thì đều sản xuất rất tốt. Ông dẫn chứng, tại Hải Dương có nông dân trồng lúa trên diện tích 200 ha là có sản phẩm xuất khẩu. Hay chuyện một hộ ở Hưng Yên có 120 ha chuối, sản phẩm cũng được xuất thẳng đi Nhật. “Rõ ràng nút thắt đầu tiên đang là chính sách hạn điền. Nếu Quốc hội cho phép sửa điều 129 luật Đất đai để cho phép tích tụ đến một ngưỡng thích hợp đủ lớn thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển”, ông Cường kiến nghị.
Ông cũng chia sẻ ở đâu đó vẫn còn lo ngại cho phép tích tụ đất đai sẽ đưa đến hệ lụy là tài nguyên này rơi vào tay một số người, khiến nông dân mất ruộng. “Vừa rồi chúng tôi đi thực tế hàng chục mô hình sản xuất có tích tụ thì điều này rất khó xảy ra. Thứ nhất là vì DN họ tính toán rất kỹ quy mô thế nào để phù hợp với khả năng quản trị của mình. Trong khi đó họ cũng cần người làm nên phải thuê lại 4 – 6 nông dân/ha. Khi đó nông dân thành công nhân với thu nhập ổn định từ 3 – 5 triệu/người/tháng”, Bộ trưởng trấn an.
Chí Hiếu

 

Anh Vũ