23/01/2025

Năm 2030 mới cấm xe máy trong nội đô Hà Nội

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, việc cấm xe máy trong nội đô cũng như hạn chế phương tiện cá nhân không thể không làm, nhưng sẽ lùi lại vào khoảng năm 2030 để có thời gian chuẩn bị tốt hơn.

 

Năm 2030 mới cấm xe máy trong nội đô Hà Nội

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, việc cấm xe máy trong nội đô cũng như hạn chế phương tiện cá nhân không thể không làm, nhưng sẽ lùi lại vào khoảng năm 2030 để có thời gian chuẩn bị tốt hơn.




Ảnh minh họa

Ảnh minh hoạ

Bên lề kỳ họp Quốc hội hôm qua (28.10), trao đổi với báo chí, ông Hoàng Trung Hải nói: Trong dự thảo, TP dự tính đến năm 2025 sẽ cấm xe máy trong khu vực các quận nội đô. Tuy vậy, thực tế hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nên có khả năng phải giãn thời điểm cấm xe máy trong nội thành khoảng năm 2030.
“Đến lúc đó người dân đã có khoảng 14 năm để chuẩn bị và TP cũng hoàn thiện được hạ tầng, hệ thống giao thông công cộng”, Bí thư Hà Nội chia sẻ.
Năm 2030 mới cấm xe máy trong nội đô Hà Nội - ảnh 1

VIDEO: Hiệp sĩ suốt 11 năm đi tìm chỗ kẹt xe ở Sài Gòn
 

Năm 2030 mới cấm xe máy trong nội đô Hà Nội - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội cấm xe máy được không?

Theo các chuyên gia, có hai vấn đề mấu chốt mà đề án hạn chế phương tiện cá nhân Hà Nội đưa ra vẫn chưa đủ sức thuyết phục và khó khả thi.
Ông Hoàng Trung Hải phân tích, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông và dân số cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển hạ tầng. Vì vậy, việc phải hạn chế phương tiện cá nhân, đến một thời điểm nào là phải làm. Tuy nhiên, khi đó, TP cũng phải chuẩn bị tốt việc đầu tư phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện cũng như phát triển hạ tầng.
“Chúng ta cũng phải công bố rõ để người dân và cả TP có thời gian chuẩn bị. TP vẫn đang tiếp tục hoàn thiện đề án để xin ý kiến Hội đồng nhân dân trong thời gian tới”, người đứng đầu Thành ủy nói.
Ông Hải cũng cho rằng, hơn nửa năm qua, do giá xăng dầu xuống nên người dân chuyển sang đi xe máy và ô tô nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng có nguyên do các tuyến xe buýt chưa thể phủ khắp các khu dân cư, việc chuyển tuyến chưa thuận lợi và cần phải khắc phục. Điều này khiến nhiều tuyến xe buýt không đầy tải nhưng vẫn phải giữ và TP đang bù lỗ khoảng 800 tỉ đồng/năm. Con số này đến năm 2020 có thể phải tăng lên 1.800 tỉ đồng/năm khi số lượng các tuyến tăng thêm đáng kể.
Cụ thể, Hà Nội đang có 96 tuyến, với 1.500 xe buýt. Trong khi sau 4 năm nữa con số sẽ vào khoảng 150 tuyến với trên 2.000 xe. Cùng với đó, Hà Nội cũng đặt mục tiêu hoàn thành 8 tuyến tàu điện ngầm để đáp ứng cơ bản nhu cầu về giao thông công cộng trước khi chính thức cấm xe máy trong một số quận nội thành.

Nguyên An